Bể cá thuỷ sinh mini vừa tiết kiệm vừa mang lại không gian xanh thư giãn là lựa chọn của nhiều người mới tập chơi thủy sinh. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi setup một bể thuỷ sinh mini mà bạn cần hiểu rõ.
Việc tạo không gian sống cho cá, tép, tôm rất thú vị. Tuy
nhiên, sở thích này khá tốn kém và có phần khó khăn với người mới chơi. Bởi để
duy trì một chiếc bể bạn không những phải đầu thiết bị phụ kiện mà còn cần có một
chút kiến thức về các loài thuỷ sinh.
Để giảm bớt những lo lắng về tài chính cũng như rủi ro trong quá trình chơi, người mới chơi chỉ nên bắt đầu từ những bể thuỷ sinh mini, vừa thỏa mãn được sở thích mà không quá tốn kém về tài chính.
Bể thủy sinh mini là gì?
Bể thủy sinh mini là loại bể thường có kích thước từ 1 – 37
lít. Bạn lưu ý tránh bị nhầm lẫn với những bát, bình nhỏ nuôi cá không hỗ trợ một
môi trường cho nhiều hơn một con cá hay hỗ trợ môi trường sống cho các loài cây
thủy sinh.
Khi bắt đầu làm bể thủy sinh mini hoặc một bể cá nhỏ, Điều quan trọng nhất cần lưu ý về diện tích bề mặt nước và số lượng cá bạn định nuôi trong bể. Diện tích bề mặt của bể là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới nguồn oxy cung cấp cho các sinh vật sống bên trong bể. Hơn nữa vì cá nhiều loài có xu hướng lãnh thổ vì vậy việc nuôi dưỡng chúng trong môi trường quá nhỏ có thể gây ra những xung đột không đáng có.
Bể thủy sinh mini cũng cần phải có bộ lọc đặt ở góc bể để
cung cấp đủ oxy và hỗ trợ môi trường sống đủ dưỡng khí cho sự phát triển của cá
và các cây thủy sinh.
Nói chung, kích thước của bể sẽ có những giới hạn trong cách làm bể thuỷ sinh. Tuy nhiên, nếu mục đích sử dụng một bể thủy sinh loại nhỏ không phải là để tạo ra một bố cục quá cầu kỳ và phong phú, mà để duy trì việc nuôi một vài loài cá mà bạn thích và tạo nên một không gian thư giãn cho ngôi nhà thì bể thủy sinh mini sẽ rất có ích trong việc này.
Lợi ích của bể thủy sinh mini
Khi bạn muốn mua một bể cá hoặc bể thủy sinh, có nhiều yếu tố
để xem xét, nhưng đầu tiên quan trọng nhất vẫn phải là kích thước bể. Việc lựa
chọn một bể thủy sinh nhỏ hoặc lớn sẽ ảnh hưởng đến việc setup và chăm sóc .
Trong khi cả hai đều có giá trị độc đáo thì trong giai đoạn ban đầu của quá
trình làm bể thủy sinh mini nhiều lợi ích, ưu điểm hơn so với một bể lớn.
Các bể lớn hơn có xu hướng cần được để ý chăm sóc nhiều hơn, chi phí bỏ ra lớn hơn. Còn một bể nhỏ cho phép người nuôi tạo ra một môi trường thủy sinh mà không phải chăm sóc quá cầu kỳ, chi phí ít tốn kém.
Việc thay nước cũng trở nên đơn giản hơn và dễ dàng cung cấp
đủ dưỡng chất để duy trì nhu cầu của các loài thuỷ sinh.
Lượng cá, thiết bị phụ kiện và thời gian bỏ ra sẽ ít hơn
đáng kể so với việc nuôi số lượng cá nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận
những ưu điểm của bể cá lớn khi chúng tạo ra sự đa dạng về thiết kế và thách thức
lớn hơn trong việc tạo ra môi trường sống cho cá. Cơ hội để bạn thử sức tạo ra
một bố cục độc đáo. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị như bộ lọc hoặc CO2
cũng làm giảm đáng kể cho việc bảo trì trong một thời gian dài. Do vậy, sự lựa
chọn bể thủy sinh và cách thức thực hiện sẽ phụ thuộc nhiều vào người nuôi cá.
Những lưu ý khi làm bể thủy sinh mini
Sẽ có một vài nguyên tắc chính cần cân nhắc nếu bạn muốn làm
bể thủy sinh mini.
Phân nền, điều cần thiết cho bể thủy sinh mini
Phân nền, phân nước cung cấp dinh dưỡng cho cây là yếu tố không thể thiếu cho bể thủy sinh. Phân nền, bạn có thể tham khảo 1 số loại nền công nghiệp của Nhật như GEX vừa tầm tiền, sang hơn thì có ADA,phần nền Hàn Quốc như : Neo Soil Compact và của Việt Nam thì có Aqua For Topsoil.
Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có thể tham khảo
thêm các loại dinh dưỡng bổ sung sau khi sử dụng bể được một thời gian nhằm mục
đích kéo dài quá trình nhả dưỡng cũng như vấn đề phân nền thủy sinh hết dưỡng
quá sớm.
Lựa chọn lọc và đèn
Với loại bể nhỏ bạn nên chọn một bộ lọc thác loại nhỏ, bởi nếu công suất quá lớn lực nước thổi ra sẽ là xáo trộn nền, cây cối trong bể. Ngoài ra các loại đèn sử dụng cho bể thủy sinh mini đa số là các loại đèn kẹp hoặc đèn gác cỡ nhỏ. Điển hình như đèn kẹp với bóng huỳnh quang của Odyssea, đèn led Chihiros hoặc AquaBlue, đèn led đế gỗ, còn chơi xịn hơn bạn có thể đầu tư đèn Flat one.
Cây và cá trong bể thủy sinh mini
Dựa vào kích thước và bố cục, người chơi phải lựa chọn cho mình các loại cây thủy sinh phù hợp nhất với bể thủy sinh của mình, với kích thước nhỏ người chơi sẽ phải lựa chọn kỹ hơn về các loại cây trong bể.
>>>> Xem thêm bài : Các Loại Cây Trồng Trong Bể Thủy Sinh để hiểu rõ hơn về các loại cây
Điển hình như với các cây cho nền như: Trân châu ngọc trai, ngưu mao chiên, minifiss,.. Ngoài ra cũng có các loại bucep mini, ráy nana và rêu (rêu java, rêu wepping, rêu mini pelia v.v..)
Ngoài ra hãy chú ý đến số lượng và kích thước cá khi mua để
phù hợp với chiếc bể mini của bạn. Nếu bạn nuôi vượt quá số lượng cho phép dẫn đến
tình trạng cá bị stress hay thiếu oxy dẫn đến cá sẽ chết dần.
Lưu ý khác
Không nên cho cá ăn quá nhiều! Điều này sẽ gây ô nhiễm nước trong
bể của bạn và nó sẽ làm môi trường nước trong bể kém đi gây ra những bệnh không
tốt cho cá và cây thủy sinh.
Ngoài ra hãy lên lịch bảo dưỡng thay nước, cắt tỉa cây (nếu
bạn trồng cây cắt cắm), tái tạo nguồn nước mới để duy trì một môi trường nước ổn
định cho bể.
Lời kết
Bể thuỷ sinh mini loại nhỏ không chỉ phù hợp những không
gian nhỏ, mà còn thích hợp cho những người mới chơi thuỷ sinh có ít kinh nghiệm,
tích kiệm chi phí, dễ làm và chăm sóc.
Discussion about this post