Nuôi thú cưng là một việc tuy không quá khó nhưng cũng chẳng dễ chịu chút nào nếu bạn không có kế hoạch hay phương pháp phù hợp cho chó cưng nhà mình.Chúng có thể sẽ gây phiền toái và không nghe lời nếu bạn dạy dỗ chúng sai cách. Chính vì thế, sau đây là một số kinh nghiệm thuần phục chó mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn để giải quyết những vấn đề khó khăn với thú cưng của mình tốt hơn nhé!
Nguyên tắc quan trọng nhất của cách dạy chó nghe lời
Để bắt đầu thực hiện cách dạy chó nghe lời hiệu quả, bạn cần lựa chọn không gian yên tĩnh và đủ rộng rãi. Bạn nên chắc chắn rằng có thể kiểm soát được mọi tình huống xảy ra. Khi chó của bạn mất kiểm soát hay chạy đi mất, không gian vừa đủ để bạn kiềm chế nó.
Thời gian lý tưởng để dạy chó nghe lời
Thông thường, những chú chó còn nhỏ rất khó để dạy chó nghe lời. Khi chúng còn bé, mọi thứ đều bỡ ngỡ và khó khăn. Chúng cũng ham chơi nên việc dạy dỗ vất vả và đòi hỏi sự nhẫn nại vô cùng cao. Khi chó từ 3-4 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu dạy chó nghe lời. Lúc này, chó đã có thể tiếp thu huấn luyện nghe lời một cách hiệu quả nhất.
Sự giao tiếp bằng mắt
Ánh mắt là yếu tố bộc lộ cảm xúc rõ nhất của con người và cả loài vật, “ngôn ngữ của đôi mắt” trong việc giao tiếp giữa chủ và chó rất quan trọng. Khi bạn muốn con chó thực sự nghe lời thì hãy tập trung ánh mắt vào nó và ra lệnh. Đó là nguyên tắc đầu tiên trong việc đào tạo cho chó sự vâng phục.
Chó cũng cần có tên
Bạn cứ nghĩ tại sao con người ai cũng có họ tên? Cái tên dùng để xác nhận danh tính của một người nào đó và những con chó của bạn cũng cần được đặt tên gọi để chúng biết được mình là ai. Khi chúng ghi nhớ được tên của nó thì bạn sẽ dễ dàng trong việc dạy bảo chó với các mệnh lệnh, một con chó khi nghe chủ gọi tên mình thì chúng sẽ tập trung hơn để lắng nghe mệnh lệnh của chủ.
Dạy chó đến khi chủ gọi
Bài học đầu tiên mà bạn cần phải đào tạo cho chú chó của mình đó là dạy con chó phải biết chạy đến khi chủ gọi. Để làm được điều này, bạn hãy tìm hiểu phương pháp dạy chó đến khi chủ gọi để rèn luyện cho chó cưng của mình nhé.
Dạy chó ngồi
Ngồi là bản năng của chó nên khi dạy chó ngồi, bạn phải dạy cho chúng ngồi theo hiệu lệnh. Khi chó ngồi, hãy nói khẩu lệnh ” ngồi xuống”. Cho nhận ra khi nói câu đấy thì chúng phải ngồi. Hành động phản xạ có điều kiện này lặp đi lặp lại nhiều lần. Dạy chó nghe lời sẽ giúp ta dễ điều khiển chúng theo những gì ta muốn.
Dạy chó nghe lời lệnh chủ đứng dậy
Đứng theo mệnh lệnh là một trong những cách dạy chó nghe lời. Cách huấn luyện chó nghe lời này đạt hiệu quả cao nhất khi bạn cho chúng thực hiện 3-4 lần/ ngày. Chủ cũng huấn luyện chó nghe lời thường xuyên để chó nhanh hình thành thói quen.
Khi chủ nói “Đứng lên”, chó lập tức thực hiện lệnh. Khi chó nghe lời, bạn hãy dành cho nó những lời khen và phần thưởng để động viên chúng. Động tác hất tay lên trên vai chúng được sử dụng là chủ yếu để huấn luyện chó nghe lời.
Dạy chó nghe lời dừng lại
Khi chó có những hành động quá khích, bạn nên dạy chúng biết dừng lại đúng lúc. Thay vì la mắng chúng, bạn nên dạy cho chúng nghe lười. Khi nói ” dừng lại”, hãy dùng ánh mắt nghiêm khắc nhìn thẳng vào mắt chúng. Chúng biết rằng mình làm sai. Khi thực hiện động tác, bạn nên đưa tay về phía trước và hạ tay xuống, nói “dừng lại”. Lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp chó hiểu và thực hiện.
Dạy chó đứng yên
Việc ra lệnh cho chó đứng yên nhằm mục đích tạo sự tập trung cho chó, cũng như việc ra lệnh cho con chó ngồi im. Đây là mệnh lệnh quan trọng mà bạn cần phải dành nhiều thời gian và kiên nhẫn để đào tạo cho chú chó của mình, đặc biệt là những con chó mới nuôi.
Dạy chó lệnh “nhả ra”
Một con chó sẽ khó mà nghe lời chủ khi chúng gắp được một món ngon gì đó hay cắn xé một vật nào đó thậm chí cả khi cắn người, vì vậy bài học quan trọng tiếp theo là bạn cần phải dạy cho chúng lệnh “nhả ra”. Ở bài học này bạn có thể tìm hiểu phương pháp dạy chó cắp thả vật theo lệnh để huấn luyện cho chó nhé.
Động tác khống chế hành động của chó để chó nghe lời: Ôm từ phía sau
Khi chó bị mất kiểm soát thì động tác ôm từ phía sau rất hiệu quả. Bạn nên ôm chặt sau lưng chúng cho đến khi chúng bình tĩnh trở lại. Khi sự chứng tỏ quyền lực của chúng được kiềm chế, bạn nên vuốt ve thủ thỉ cho chúng nghe.
Đó là cách thể hiện sự thông cảm đối với nó. Nếu chúng vẫn không chịu nghe lời, dùng ánh mắt cảnh cáo với chúng và bóp vào mõm của nó để khống chế chúng. Chúng sẽ nhận ra rằng mình là sai và nghe lời. Đó là cách huấn luyện chó nghe lời khi chúng bị mất kiểm soát trước các nhân tố kích thích.
Và đó là những cách khiến chó có thể ngoan ngoãn nghe lời bạn, mong chúng hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trung tâm thú y Thi Thi để được giải quyết và tư vấn kĩ nhất nhé.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
- Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
- Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
- Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0978899004
Email: vovietlinh@gmail.com
Trúc Mơ
Discussion about this post