Tạp chí thú cưng
  • Tạp chí thú cưng
    • All
    • Bò sát
    • Cá cảnh
    • Cây cảnh
    • Chim cảnh
    • Chó cảnh
    • Chuột cảnh
    • Mèo cảnh
    • Nhím cảnh
    • Rùa cảnh
    • Sóc cảnh
    • Thỏ cảnh
    • Thú cảnh khác
    Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

    Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

    16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

    16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

    Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

    Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

    Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

    Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

    Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

    Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

    Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

    Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

  • Chăm sóc thú cưng
    • All
    • Chăm sóc chó
    • Chăm sóc mèo
    • Giống thú cưng nhỏ
    Các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm da giữa kẽ chân ở chó

    Các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm da giữa kẽ chân ở chó

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Review sữa tắm SOS – Dòng sữa tắm quốc dân dành cho thú cưng

    Review sữa tắm SOS – Dòng sữa tắm quốc dân dành cho thú cưng

    Top 3 loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

    Top 3 loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

    Gợi ý 3 loại bánh thưởng cho chó giá rẻ và chất lượng

    Gợi ý 3 loại bánh thưởng cho chó giá rẻ và chất lượng

  • Hình ảnh đẹp tuyệt
  • Video cực hay
  • Cửa hàng
    • Thú cưng
    • Phụ kiện
No Result
View All Result
Tạp chí thú cưng
No Result
View All Result
Home Tạp chí thú cưng

Giải mã ý nghĩa các hành vi, tập tính của Thỏ kiểng

in Tạp chí thú cưng, Thỏ cảnh
40
0
Những hành động khác của thỏ
34
SHARES
373
VIEWS
Share on TwitterShare on Facebook

Cũng như các động vật khác, ngôn ngữ và tập tính của Thỏ kiểng rất phong phú và đa dạng. Tập tính của chúng có thể khác xa với vẻ ngoài đáng yêu của chúng. Còn ngôn ngữ của Thỏ có thể là âm thanh, tiếng kêu, hoặc các hành động. Việc hiểu rõ ý nghĩa hành vi của Thỏ kiểng sẽ giúp ta chăm sóc chúng tốt hơn. Vậy những hành vi đó là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Pet Mart  khám phá nhé. Chắc chắn sẽ có rất nhiều những điều bất ngờ dành cho bạn về loài thú cưng này.

Mục lục  ẩn

1. Các hành vi và ngôn ngữ của Thỏ kiểng

1.1. Hành vi cắn nhẹ của thỏ kiểng
1.2. Ngón chân đứng thẳng và giậm chân
1.3. Kêu xì xì
1.4. Chạy xung quanh
1.5. Mài răng nhẹ
1.6. Co rúm đuôi
1.7. Dùng cằm đi chà vào đồ vật

2. Những tập tính kỳ lạ của Thỏ

2.1. Tập tính của Thỏ là rất thích đánh nhau

2.1.1. Tại sao Thỏ thích đánh nhau?
2.1.2. Cách giải quyết tập tính thích đánh nhau của Thỏ
2.2. Tập tính của Thỏ thích ăn đồ linh tinh
2.3. Thỏ ăn linh tinh là thói quen xấu
2.4. Cách sửa đổi tập tính của Thỏ khi ăn đồ linh tinh

2.5. Thỏ không thích được ôm?

2.5.1. Vì sao thỏ con không thích được ôm?
2.5.2. Cách huấn luyện thỏ thích được ôm
2.6. Những điều cần lưu ý trong cách huấn luyện thỏ

2.7. Hiện tượng Thỏ ăn phân của chính mình

2.7.1. Nguyên nhân hình thành tập tính của Thỏ ăn phân
2.8. Tác dụng của hiện tượng thỏ ăn ăn phân

2.9. Nguyên nhân xuất hiện nhiều loại phân Thỏ

2.9.1. Hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng
2.9.2. Thỏ bị bệnh
2.9.3. Thỏ béo phì
2.9.4. Quần thể vi khuẩn mất thăng bằng

3. Tìm hiểu về các giác quan của Thỏ

3.1. Các giác quan của Thỏ
3.2. Giác quan của thỏ qua những chiếc râu
Các hành vi và ngôn ngữ của Thỏ kiểng
Hành vi cắn nhẹ của thỏ kiểng

Trong thế giới của thỏ con, cắn nhẹ có nghĩa là “được rồi, tôi đã đủ rồi”. Chúng sẽ lợi dụng hành động cắn nhẹ để ngăn cản động tác hiện tại của chủ nhân. Nếu bạn không quan tâm mà tiếp tục hành vi đó, chúng sẽ phản đối bằng hành động mạnh hơn.

Ngón chân đứng thẳng và giậm chân

Khi bốn chân của thỏ kiểng dùng ngón chân để đứng thẳng, đây là tập tính của Thỏ là có ý cảnh giác. Chúng sẽ duy trì động tác này cho đến khi sự nguy hiểm mất đi. Động tác này thường có thể duy trì trong vài phút. Khi thỏ con tức giận, cũng có thể dùng ngón chân đứng thẳng, để thẻ hiện ý cảnh cáo.

Khi thỏ con cảm thấy sợ hãi, chúng sẽ dùng chân sau giậm giậm. Mà ở thế giới hoang dã, loại động tác này lại có một ý nghĩa khác. Khi thỏ con cảm thấy nguy hiểm ở xung quanh. Chúng sẽ giậm chân để thông báo cho đồng loại, để chúng có thể chuẩn bị chạy trốn.

Kêu xì xì

Thỏ con thường có tiếng kêu như vậy với một chú thỏ khác. Mà loại tiếng kêu này thường đại biểu ý cảnh cáo tấn công. Chủ yếu là để thể hiện với thỏ con khác rằng “đừng qua đây”. Nếu không chúng sẽ tấn công lại.

Vì thế nếu bạn nuôi 2 chú thỏ, khi chúng căng cơ đồng thời phát ra tiếng kêu như vậy cần cẩn thận. Tốt nhất nên tách chúng ra hai lồng riêng. Hành vi này thường xuất hiện ở những con thỏ cùng giới tính. Do đó không nên nuôi 2 đực hoặc 2 cái chung một chuồng.

Chạy xung quanh

Theo các bác sĩ thú y , khi thỏ kiểng trưởng thành, chúng có thể xuất hiện hành vi chạy xung quanh. Đây là tập tính của Thỏ thể hiện sự ve vãn. Đôi khi đi kèm tiếng kêu cô lỗ, chói tai. Thông thường thỏ kiểng bắt đầu có hành động chạy xung quanh cũng hiểu là đã đến lúc triệt sản cho chúng rồi. Nhưng cũng có lúc là muốn lôi kéo sự chú ý của chủ nhân hoặc muốn xin thức ăn. Vì thế nếu chúng luôn chạy xung quanh chân bạn, có khả năng chúng đang đói bụng.

Mài răng nhẹ

Tập tính của Thỏ con này cho thấy chúng rất hài lòng rất vui mừng. Khi thỏ con mài nhẹ răng tạo ra tiếng kêu, nếu bạn giơ tay sờ dưới cằm của chúng, có thể cảm thấy răng hàm đang ma sát vào nhau.

Lúc này mắt thỏ thường trong trạng thái khép hờ, cho thấy bây giờ chúng rất thoải mái, sẽ buông lỏng cảnh giác, đây là thời cơ để bồi đắp tình cảm với chúng. Chủ nhân nên nắm bắt cơ hội tạo quan hệ tốt với chúng.

Co rúm đuôi

Đây là hành vi thể hiện sự tinh nghịch, giống với hành động thè lưỡi của người. Thông thường thỏ con sẽ vừa nhảy vừa co rúm đuôi lại. Ví dụ khi chủ nhân muốn bắt thỏ con quay về chuồng, chúng đột nhiên nhảy lên đồng thời co rúm đuôi.

Chúng muốn nói bạn không thể bắt được. Cũng thể hiện muốn chơi đùa với bạn lúc này. Có thể thỏa mãn chúng nhưng thời gian không nên quá dài. Sau khi chơi đùa một đoạn thời gin nên bắt chúng quay về chuồng.

Dùng cằm đi chà vào đồ vật

Vì vị trí cằm của thỏ con có tuyến mùi. Vì thế chúng sẽ dùng cằm để chà vào đồ vật, để lại mùi của mình, để phân chia lãnh thổ giống hành động đi tiêu của chó con. Con người không ngửi được mùi này, chỉ bản thân chúng có thể.

Đối với thỏ kiểng, rất nhiều hành động đều không phải thể hiện vô ích. Trong đó chắc chắn có nguyên do nhất định, vì thế khi bạn hiểu được những động tác này có thể chăm sóc chúng càng tốt hơn.

Những tập tính kỳ lạ của Thỏ
Tập tính của Thỏ là rất thích đánh nhau
Tại sao Thỏ thích đánh nhau?

Muốn nói đến tận gốc tập tính của thỏ là thích đánh nhau thì trước tiên nên nói đến tổ tiên của giống thỏ nhà là thỏ hoang. Tuy nói thỏ là bầy đàn ở thế yếu trong thế giới tự nhiên và có rất nhiều kẻ địch. Nhưng chúng có một tập tính giống với những loài thú dữ như hổ, đó chính là sống một mình.

Tục ngữ có câu một núi không thể có hai hổ. Thế mà một loài động vật yếu đuối như thỏ lại thích đi lại một mình. Hơn nữa ý thức lãnh thổ cũng vô cùng mạnh. Đặc biệt giữa những bé thỏ đực, một bé thỏ đực muốn tiến vào lãnh thổ của một bé thỏ đực khác là một việc không thể. Chỉ có một chữ thể hiện hành động phản ứng của thỏ đực, đó chính là “đánh”.

Tính cách nóng nảy độc đáo này được di truyền từ đời này qua đời khác khi được hình thành từ giống thỏ hoang. Những huấn luyện thú cưng nhận xét: “Thỏ nhà là do được huấn luyện từ thỏ hoang. Trong tình huống hoang dã, thỏ thường sống cô độc một mình, rất ít khi tập trung ở cùng nhau. Nên bây giờ mọi người nhốt chung chúng với nhau. Vì thế nảy sinh thêm đặc tính của giống đực rất dễ xảy ra những cuộc tranh đấu.

Cách giải quyết tập tính thích đánh nhau của Thỏ

Khi chăm sóc thỏ con chúng ta nên thuận theo tính cách tự nhiên của chúng mới có thể tránh xảy ra những vấn đề này. Vậy, đối với tập tính thích đánh nhau của thỏ con, nên chú ý những? Điểm quan trọng nhất chính là phân chia chuồng cho thỏ con kịp thời.

Khi thỏ còn nhỏ có thể chung sống chung cùng mẹ và bầy đàn vốn ở chung với thỏ mẹ, nhưng khi thỏ con lớn được 60 ngày, phải tách riêng nơi ở của chúng. Khi mỗi bé thỏ một chuồng riêng, không liên can làm phiền đến nhau, sẽ không có đánh nhau nữa.

Tập tính của Thỏ thích ăn đồ linh tinh
Thỏ ăn linh tinh là thói quen xấu

Bất cứ đồ vật gì đặt trong chuồng đều bị thỏ con cắn. Hơn nữa, nếu bạn cho chúng bất cứ thứ gì chúng cũng sẽ không từ chối. Và sau đó là “chẹp chẹp chẹp” liền bắt đầu ăn những đồ đó. Ăn đồ lung tung không phải là một thói quen tốt, chủ nhân nên kịp thời sửa đổi thói quen xấu này cho chúng.

Những thức ăn cho thỏ  con tốt nhất là cỏ khô, thức ăn chuyên dụng, nước, rau và hoa quả tươi không có thành phần nước. Mỗi ngày nên cho chúng ăn đúng giờ đúng lượng. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho thỏ thì chúng sẽ không còn ăn linh tinh nữa. Vì khi đói, chúng sẽ hay nghịch ngợm hơn.

Cách sửa đổi tập tính của Thỏ khi ăn đồ linh tinh

Muốn sửa thói quen ăn đồ lung tung của thỏ bạn cần có tính chủ động. Bạn nên nuôi dạy chúng để tạo thành thói quen ăn uống có chế độ. Phải đảm bảo chế độ đó lành mạnh đối với thỏ con.

Đầu tiên nên có kế hoạch cho thỏ ăn khoa học. Nên dựa vào nhu cầu dinh dưỡng để phát triển khẩu phần ăn của thỏ con. Tốt nhất nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp theo tính đặc thù của cơ thể chúng. Mỗi ngày cho chúng ăn đúng giờ, đúng liều lượng. Ngoài ra không nên gom đồ ăn rồi cho tất vào chuồng của chúng để chúng ăn tùy tiện.

Chăm sóc thỏ con mới sinh để tạo ra thói quen tốt cho chúng. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có một chế độ ăn và liều lượng khác nhau. Trước khi nuôi thỏ cảnh  bạn cần tìm hiểu trước những thông tin này.

Ví dụ, với thỏ con dưới ba tháng tuổi, có thể lựa chọn cỏ linh lăng khô. Thức ăn dành cho thỏ con sơ sinh cũng nên cẩn thận lựa chọn. Sử dụng nước trắng sạch để nuôi dưỡng chúng. Đợi đến khi thỏ con từ từ phát triển đến khi được 3 – 5 tháng tuổi, có thể cho ăn theo chế độ cỏ linh lăng khô, cỏ Timothy khô không giới hạn.

Đến khi thỏ con phát triển trên sáu tháng tuổi, có thể lựa chọn cỏ Timothy khô không giới hạn, thức ăn dành cho thỏ trưởng thành, nước trắng, một ít rau và hoa quả. Chú ý rau nhất định không có thành phần nước. Nếu không thỏ con dễ có tình trạng tiêu chảy.

Thỏ không thích được ôm?
Vì sao thỏ con không thích được ôm?

Trên thực tế thỏ con không thích được ôm là rất bình thường. Bởi vì thỏ vẫn giữ lại bản năng tự nhiên nhiều hơn chó mèo. Thỏ thông minh và độc lập, vì thế chúng không phải là thú cưng dễ huấn luyện. Khác với chó và mèo, tập tính của Thỏ từ đầu là không có bản năng nghe lời con người tự nhiên. Chúng cần được khuyến khích để thực hiện hành động theo ý muốn của con người.

Khi bị ôm lên, bốn chân của thỏ sẽ rời mặt đất. Điều này khiến thỏ cảm thấy không an toàn. Hành động nhấc bổng thỏ từ dưới đất lên cao giống như chim ưng cắp chúng lên khi săn bắt. Trong tự nhiên, chim ưng và các loài thú săn mồi là mối đe dọa thường xuyên đối với thỏ. Vì thế thỏ con sẽ cố gắng vùng vẫy, muốn được quay lại mặt đất.

Cách huấn luyện thỏ thích được ôm

Những điều cần biết trước khi huấn luyện thỏ

Bạn cần mua đủ thức ăn để thỏ được khỏe mạnh và có tâm trạng tốt trước khi bắt đầu huấn luyện.
Hãy giữ thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tiếp xúc với thỏ.
Mỗi ngày bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tiến hành khóa huấn luyện. Nên chia thành nhiều buổi ngắn, bao gồm từ 5-10 phút.

Thỏ cũng có cá tính giống như con người. Mỗi chú thỏ có tính cách khác nhau, không thể áp dụng cùng một bài tập. Bạn cần bỏ ra khoảng thời gian dạy thỏ khác nhau. Cách huấn luyện thỏ tốt nhất là bắt đầu khi chúng còn nhỏ. Không thể gấp gáp, phải từ từ huấn luyện chúng.

Việc huấn luyện này cần sự phối hợp của tất cả thành viên trong gia đình. Đôi khi những chú thỏ trở nên lười biếng. Chúng thích ngồi xung quanh và xem TV với bạn và những đứa trẻ. Khi chúng đến gần trẻ nhỏ, hãy lưu ý những đứa trẻ. Thỏ nhạy cảm và không thích bị cầm gáy lên hay sờ mó. Hãy để những chú thỏ trong tầm giám sát của bạn.

Những điều cần lưu ý trong cách huấn luyện thỏ

Thỏ hoảng sợ khi được ôm cũng thể do bạn ôm chúng một cách quá thô bạo. Phương pháp ôm thỏ chính xác là dùng bàn tay nắm vào vùng da phía sau cổ thỏ. Sau đó nhẹ nhàng xách chúng lên, dùng bàn tay còn lại nâng mông của chúng.

Cố gắng nhanh chóng ôm cơ thể thỏ sát vào cơ thể người ôm. Tư thế ôm thỏ chính xác bao gồm cách để lưng thỏ dựa vào cánh tay của bạn, cơ thể chúng sẽ co lại vào trong ngực của bạn. Bên cạnh đó,  khi ôm thỏ không nên nắm lỗ tai của nó xách lên vì lỗ tai của thỏ rất nhạy cảm. Khi bị xách lên dễ làm cho các mạch máu, dây chằng, dây thần kinh bị đứt, làm tụ máu, rũ tai thỏ..

Sau khi ôm được thỏ, bạn ngồi xuống, để chúng đứng bò trên chân của bạn. Như vậy bốn chân sẽ không rời đất và không có cảm giác treo trên không trung. Đồng thời vuốt ve chúng, gãi gãi phần đỉnh đầu, phần tai, mép và những nơi thỏ con thích.

Cách làm này sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái, sau này sẽ thích được bạn ôm ấp. Sau khi thỏ đã quen với việc ôm, bạn có thể dạy chúng làm nhiều việc khác. Ví dụ như cách huấn luyện thỏ đi vệ sinh đúng chỗ, huấn luyện thỏ nghe lời…

Hiện tượng Thỏ ăn phân của chính mình
Nguyên nhân hình thành tập tính của Thỏ ăn phân

Thỏ tuy là động vật ăn cỏ nhưng không giống với bò và dê, dạ dày của chúng rất nhỏ và không có hiện tượng nhai lại. Ban ngày sau khi chúng ăn một lượng lớn cỏ tươi non. Thường xuất hiện dinh dưỡng quá thừa.

Đến tối liền hình thành phân mềm thải ra ngoài cơ thể. Vì các chất dinh dưỡng trong đó đã ở trạng thái tiêu hóa một nửa, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. Do đó có xu hướng thỏ ăn phân của chính mình.

Loại phân này mềm và đặc, có hình dáng tròn rõ ràng. Thường không dính vào lông phần đuôi, một vài thỏ lông dài có thể sẽ bị dính một chút. Đây cũng là hiện thường thông thường. Chúng ta có thể cắt bớt lông ở xung quanh hậu môn cho thỏ con. Như vậy có thể thuận tiện hơn khi thỏ ăn phân.

Tác dụng của hiện tượng thỏ ăn ăn phân

Đây không chỉ đơn thuần là phân. Trong đó còn chứa một loại vi khuẩn có lợi (1g phân chứa khoảng 97 tỷ vi khuẩn), vitamin K và vitamin họ B và protein của vi khuẩn, rất quan trọng đối với sức khỏe của thỏ con.

Nhưng thỏ con sau khi phẫu thuật, bị bệnh, béo phì cùng những nguyên nhân khác không thể ăn. Và dễ dẫn đến hiện tượng khả năng ăn uống giảm sút, nhu động dạ dày chậm, quần thể vi khuẩn giảm, dinh dưỡng không đủ.

Nguyên nhân xuất hiện nhiều loại phân Thỏ

Dưới tình huống thông thường chúng ta không thể nhìn thấy loại phân này. Vì đều bị thỏ con ăn phân trực tiếp ngay khi ra khỏi hậu môn. Nếu bạn phát hiện có thể nhìn thấy, có thể xảy ra một trong những tình huống dưới đây:

Hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng

Nếu cho thỏ ăn quá nhiều thức ăn dành cho thỏ, linh lăng hoặc một vài đồ ăn vặt khác. Bạn nên hạn chế lượng thức ăn này lại cho đúng lượng.

Thỏ bị bệnh

Ngoại thương, sau phẫu thuật phải băng bó, gãy xương, tê liệt sẽ khiến thỏ con không thể tự ăn. Như vậy sẽ khiến dinh dưỡng của thỏ không đầy đủ. Lúc này cần chúng ta giúp chúng gom lại cho thỏ con ăn.

Thỏ béo phì

Béo phì khiến hoạt động của thỏ con không thuận tiện, rất khó để cong lưng, cũng không thể ăn phân được. Cách giải quyết vấn đề này chính là giảm béo.

Quần thể vi khuẩn mất thăng bằng

Quần thể vi khuẩn trong đường ruột mất cân bằng. Sẽ dẫn đến việc sản xuất quá nhiều loại phân này, có thể cải hiện tình huống này bằng cách thông qua một vài loại vi khuẩn có lợi. Nếu thỏ con có vấn đề trong hệ thống tiêu hóa. Chúng sẽ dừng việc sản xuất phân loại này, như vậy sẽ khiến hao tổn một lượng dinh dưỡng, thành phần nước và điện giải lớn.

Tìm hiểu về các giác quan của Thỏ
Các giác quan của Thỏ

Các giác quan của thỏ hỗ trợ, phụ trợ lẫn nhau. Qua đó, thỏ có thể cảm nhận được tất cả các yếu tố ngoài môi trường. Cũng giống như con người và nhiều loại động vật khác. Những giác quan của thỏ bao gồm:

Lỗ tai: có chức năng nghe nhạy bén và điều tiết thân nhiệt. Lỗ tai của nó có thể tự do chuyển động. Có thể phân biệt vị trí của những âm thanh nhỏ.
Mũi: do một triệu tế bào nhỏ hợp thành, vô cùng nhạy bén. Thỏ không ngừng hít mũi, bất cứ mùi nào dù nhẹ đến mấy bé cũng ngửi thấy.
Miệng: môi trên của thỏ có khe hở hình dọc, có thể tự do đóng mở.
Mắt: do 2 mắt của thỏ khá xa nhau nên tầm nhìn mắt rất rộng. Chổ tối cũng có thể quan sát rõ ràng. Nhưng khả năng phân biệt đồ vật hình khối rất kém. Vật ở sát bên bé cũng không nhìn rõ.
Râu: chức năng giống như an-ten quan trọng. Thông qua râu, thỏ có nhận định xung quanh mình có những vật cản nào không. Việc này bù vào khuyết điểm ở mắt.
Giác quan của thỏ qua những chiếc râu

Các bạn nuôi thỏ đều biết rằng không được cắt râu thỏ, nhưng liệu các bạn có biết tác dụng của râu thỏ là gì không? Cũng giống như khi chăm sóc mèo . Chúng ta không thể cắt bỏ râu mèo. Và điều này ở thỏ cũng tương tự như vậy.

Khả năng tập trung ở mắt của thỏ con rất thấp. Phần lớn phải dựa vào các giác quan khác. Thính giác, khướu giác và xúc giác vẫn chưa đủ để bổ sung cho thị giác. Râu là bộ máy xúc giác của thỏ , dùng để đo chiều cao và độ rộng. Gốc râu được kết nối với nhiều dây thần kinh nhạy cảm.

Râu bên miệng thỏ mở rộng. Ước lượng tương đương bằng độ rộng của cơ thể chúng. Độ cao của râu phía trên mắt căn bản là chiều cao của thỏ. Điều này chắc hẳn không phải ai cũng biết. Khi chúng chui vào hang động hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm. Khi cần chui qua một vài nơi khe hở, những sợi râu này có thể giúp thỏ đo lường xem chui qua được không.

Thỏ nhà chúng ta không cần đào hang và chạy thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng trong quá trình tiến hóa đặc tính này của thỏ hoang vẫn được di truyền lại hoàn hảo. Nếu râu của thỏ con bị rụng khoảng 1- 2 sợi cũng không sao.

Nhưng bạn tuyệt đối không nên vì tò mò mà cắt mất râu của chúng. Nếu cắt râu thỏ sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh và giác quan của thỏ. Lấy đi một trong những cách chúng xác định những gì trong môi trường của chúng.

Nhì chung, càng gắn bó và chăm sóc bạn sẽ lại càng phát hiện ra thêm nhiều tập tính của Thỏ vô cùng đặc biệt. Bạn sẽ có cái nhìn khác và hiểu hơn về những hành vi bất thường nhưng lại rất “bình thường” của chúng.

Tweet9Share14Share

Tin bài liên quan

Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

Rắn Ri Voi ăn gì? Giá bao nhiêu? Cách nuôi? Mua, Bán ở đâu

Rắn Ri Voi ăn gì? Giá bao nhiêu? Cách nuôi? Mua, Bán ở đâu

Rắn trắng có Độc không? Mơ thấy rắn bạch tạng đánh con gì?

Rắn trắng có Độc không? Mơ thấy rắn bạch tạng đánh con gì?

Load More

Discussion about this post

www.Hanoi.pet

ngon ngu co the cua cho

8 Ngôn Ngữ Cơ Thể Của Chó Chỉ Chuyên Gia Mới Hiểu

by Thuong Thuong
0

Nuôi chó cảnh mà không hiểu được ngôn ngữ cơ thể của chó sẽ một sai lầm rất lớn và...

Lồng nuôi chim

Chim Vành Khuyên khi nuôi cần quan tâm nhất điều gì?

by Thuong Thuong
0

Chim Vành Khuyên là một loài chim cảnh  ăn côn trùng nhỏ, rất dễ nuôi. Chúng thích sạch sẽ và tắm nước…...

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ không đúng

Tại sao Thỏ mài răng? Hướng dẫn cách mài răng Thỏ

by Thuong Thuong
0

Hiện tượng Thỏ mài răng chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người yêu thích giống thú cưng...

Cắt tóc cho gấu bông Poodle: Khó chống lại

Cắt tóc cho gấu bông Poodle: Khó chống lại

by Thuong Thuong
0

Đã đăng Ngày 21 tháng 5 năm 2013qua Scarlet’s Fancy Poodles Hầu hết mọi người đều nói rằng ý tưởng...

Mèo uống sữa bị tiêu chảy – Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

Mèo uống sữa bị tiêu chảy – Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

by Thuong Thuong
0

Bạn đang lo lắng khi mèo uống sữa bị tiêu chảy? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng...

Có nên cho mèo uống nước lạnh không?

Có nên cho mèo uống nước lạnh không?

by Thuong Thuong
0

Bạn đã bao giờ lo lắng về nhiệt độ nước uống của em mèo nhà bạn chưa? Bạn có thể...

10 cách giúp chó mới làm quen với chó cũ

10 cách giúp chó mới làm quen với chó cũ

by Thuong Thuong
0

Chó mới làm quen chó cũ có khó không? Khi bạn nuôi thêm một chú chó mới, ngoài việc cho...

Mèo sợ âm thanh gì? Mèo sợ tiếng ồn không?

Mèo sợ âm thanh gì? Mèo sợ tiếng ồn không?

by Thuong Thuong
0

Mèo sợ âm thanh gì? Mèo có sợ tiếng ồn không? Mời bạn đọc cùng xem bài viết này để...

Sá sùng muốn ‘được’ khai thác

Sá sùng muốn ‘được’ khai thác

by Thuong Thuong
0

Là một loài thủy sinh đặc sản, mỗi cân sá sùng phơi khô hiện có giá gần 1 chỉ vàng. Tuy...

Tin bài mới nhận

5 Thứ Nhất Định Phải Có Khi Tắm Chó Mèo Con

Khám Phá Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Loài Hoa Thủy Quỳnh

Phân nền dạng viên của ADA cho hồ thủy sinh

Top 40 Giống Chó Spitz Từ Phổ Biến Đến Hiếm

Chó bị giãn dây chằng, rách dây chằng cần phải làm gì?

Cách làm nhà cho chó bằng thùng giấy đơn giản và tiết kiệm

Cách giúp bạn xử lý phân khi chó đi ngoài

Chó đốm ăn gì và không nên ăn gì để phát triển khỏe mạnh?

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Lũa Cho Bể Thủy Sinh Bán Cạn

Kinh nghiệm chữa ho cho chó từ phòng khám thú cưng

Hanoi.pet Thú cưng

Giống chó Husky Siberian: ngáo chó là có thật

Nguồn gốc xuất xứ Chó Corgi

Mẹo Mua Đệm Làm Mát Cho Chó [Cực Hay]

Cách Chăm Sóc Chó Sục Wheaten Lông Mềm

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Sục Scotland

8 Dấu Hiệu Cảnh Báo Thiếu Máu Ở Mèo Cách Xử Lý

Cách nuôi và huấn luyện chó Yorkshire Terrier

Huấn luyện cách dạy chó nằm dễ dàng theo hiệu lệnh

Chó Rottweiler có mấy loại? Chó Rottweiler mặt xệ có giá bao nhiêu?

Cách nhận biết cảm xúc của chó chính xác nhất

Chó Nhật Lai Poodle Có Đặc Điểm Nổi Bật Gì?

7 công thức cách làm đồ ăn cho mèo đầy đủ dinh dưỡng

4 mẫu cắt tỉa lông chó Poodle đẹp nhất mọi thời đại

Cách cho mèo ăn lành mạnh nhất

Chó Fox Terrier – Top 5 Vấn Đề Sức Khoẻ Không Thể Chủ Quan

Hanoi.pet Thú iu

Đặc điểm và chế độ chăm sóc Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon

Cẩm nang cách nuôi Cá Tai Tượng Châu Phi lên màu đẹp

Cách nuôi Rắn Sữa Milk Snake cho người mới chơi

9 điều cần biết trước khi mua Chồn Ferret nuôi cảnh

Bổ trợ kiến thức cơ bản cho người nuôi cá mây trắng

Cùng tìm hiểu cách nuôi Cá Ali cho người mới chơi

Cách nuôi Ốc Táo Vàng sinh sản trong bể thủy sinh

Môi Trường Nuôi Cá Betta Tốt Nhất Là Gì?

Kích Thước Hồ Cá Cảnh – Các Lưu Ý Khi Thiết Lập

16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

Chồn Hương Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

Tắc Kè Hoa Jackson – Đặc Điểm Hành Vi Nổi Bật

Nhện cảnh Red G.rose có thể sống lâu tới 30 năm

Thức ăn cho rắn cảnh và những lưu ý cho người mới nuôi

Nuôi Ếch Pacman có thực sự dễ như mọi người tưởng?

Hanoi.pet Thú nhận

  • All
  • Chăm sóc chó

4 điều bạn có thể làm để giữ cho vật nuôi khỏe mạnh

Cách tiêm chó an toàn và đúng kỹ thuật

Dấu Hiệu Động Kinh Ở Thỏ – Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu và cách chữa bệnh chó bị viêm giác mạc

Cách nuôi nhện cảnh trong giai đoạn lột da

Ung thư da ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rùa con ăn gì để lớn nhanh sống khỏe

Giống chó Bully – Giống chó được các đại gia săn đón

Chu kỳ kinh nguyệt của chó ra sao? Khi nào động dục?

Bệnh Nha Chu Ở Chó – 9 Mối Nguy Cần HẾT SỨC Lưu Ý

2 Bí Quyết Xuất Chúng Giúp Chọn Hamster Khoẻ Mạnh Dễ Dàng

Cẩm nang nuôi cá Mao Tiên cho người mới chơi

Chó biếng ăn mệt mỏi, nguyên nhân vì sao?

Chó bị sảy thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán

Chạy bộ cùng chó, bạn cần chú ý những điều gì?

Hanoi.pet Thú vị

  • All
  • Chăm sóc mèo
  • Giống thú cưng nhỏ

Cây lược vàng có thật sự chữa được bệnh cho chó hay không?

Ngăn chặn hành vi chó mèo đánh nhau đúng cách

Hướng dẫn thiết kế cách làm chuồng nuôi Sóc đất

Những kiến thức cơ bản khi nuôi Trăn cộc

Sóc bay Úc có cắn không? Chỉnh đốn thế nào?

Cách nuôi và huấn luyện chó võ sĩ (Boxer) cơ bản

Mèo Bengal Liếm Bạn Nhiều Phải Làm Sao?

Tìm hiểu nguồn gốc chó bị nhiễm virus Herpes

6 Bước Vệ Sinh Lồng Chuột Hamster Dễ Dàng Sạch Sẽ

Hình tượng loài chó trong các nền văn hóa mà có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn nuôi Rùa Bụng Đỏ Florida cho người mới chơi

14 Điều Thú Vị Khiến Bạn Phải Mua Chuột Hamster Bear Ngay!

Có nên cho chó ăn thức ăn khô: Bật mí câu trả lời chuẩn nhất

10 kinh nghiệm nuôi Cá Hề Ocellaris Nemo trong bể thủy sinh

Cách huấn luyện chó Poodle tổng hợp đầy đủ nhất

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Trao đổi và mua hàng
  • Vận chuyển và giao hàng
  • Đổi trả hàng hóa
  • Điều khoản thanh toán
Menu
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Trao đổi và mua hàng
  • Vận chuyển và giao hàng
  • Đổi trả hàng hóa
  • Điều khoản thanh toán

www.Hanoi.pet
Với những ai yêu động vật, bài viết này là dành cho bạn, website này là dành cho bạn.
Thực ra, tất cả chúng ta đều yêu động vật, chỉ là ở một cách nào đó mà thôi.

© 2015  – 2022. Hanoi.pet

Thiết kế website và SEO, Mạng xã hội bởi www.SoHoa.app

Danh mục thông tin
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Các bệnh thú cưng
  • Cây cảnh
  • Cây thủy sinh
  • Chăm sóc chó
  • Chăm sóc mèo
  • Chăm sóc thú cưng
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Giống thú cưng nhỏ
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Tạp chí thú cưng
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác
  • Thủy sinh
No Result
View All Result
  • Tạp chí thú cưng
  • Chăm sóc thú cưng
  • Hình ảnh đẹp tuyệt
  • Video cực hay
  • Cửa hàng
    • Thú cưng
    • Phụ kiện

© 2021 Hanoi.pet - Thiết kế website và SEO bởi SoHoa.App.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your userHọ và Tên or email address to reset your password.

Log In