Tạp chí thú cưng
  • Tạp chí thú cưng
    • All
    • Bò sát
    • Cá cảnh
    • Cây cảnh
    • Chim cảnh
    • Chó cảnh
    • Chuột cảnh
    • Mèo cảnh
    • Nhím cảnh
    • Rùa cảnh
    • Sóc cảnh
    • Thỏ cảnh
    • Thú cảnh khác
    Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

    Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

    16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

    16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

    Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

    Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

    Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

    Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

    Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

    Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

    Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

    Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

  • Chăm sóc thú cưng
    • All
    • Chăm sóc chó
    • Chăm sóc mèo
    • Giống thú cưng nhỏ
    Các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm da giữa kẽ chân ở chó

    Các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm da giữa kẽ chân ở chó

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Review sữa tắm SOS – Dòng sữa tắm quốc dân dành cho thú cưng

    Review sữa tắm SOS – Dòng sữa tắm quốc dân dành cho thú cưng

    Top 3 loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

    Top 3 loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

    Gợi ý 3 loại bánh thưởng cho chó giá rẻ và chất lượng

    Gợi ý 3 loại bánh thưởng cho chó giá rẻ và chất lượng

  • Hình ảnh đẹp tuyệt
  • Video cực hay
  • Cửa hàng
    • Thú cưng
    • Phụ kiện
No Result
View All Result
Tạp chí thú cưng
No Result
View All Result
Home Tạp chí thú cưng Chó cảnh

Lịch tiêm phòng cho chó qua lời khuyên của bác sĩ

in Chó cảnh
38
0
Lịch tiêm phòng cho chó qua lời khuyên của bác sĩ
32
SHARES
357
VIEWS
Share on TwitterShare on Facebook

Mục lục

  1. Phạt 3 triệu nếu không tiêm Vacxin cho chó
  2. Những quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho chó
    1. Chó ở trong nhà không cần chích ngừa
    2. Chỉ cần tiêm phòng vacxin cho chó là an toàn
    3. Chỉ cần tiêm phòng một lần cho chó
  3. Tại sao phải tiêm phòng bệnh cho chó?
    1. Phòng bệnh Care (bệnh sài sốt)
    2. Phòng bệnh Parvo
    3. Phòng bệnh dại
    4. Phòng bệnh viêm gan
    5. Phòng bệnh cúm và viêm khí quản
    6. Phòng bệnh Lepto
  4. Nuôi chó cảnh rất cần sổ theo dõi sức khỏe
    1. Lợi ích của sổ theo dõi sức khỏe khi nuôi chó cảnh
    2. Sổ theo dõi sức khỏe bán ở đâu?
    3. Nội dung trong sổ theo dõi sức khỏe cho chó
  5. Tại sao nên chích ngừa cho chó đúng ngày?
  6. Lịch tiêm phòng cho chó con chuẩn nhất
    1. Mũi tiêm 1
    2. Mũi tiêm 2
    3. Mũi tiêm 3
    4. Tiêm phòng dại cho chó
    5. Gợi ý lịch tiêm phòng cho chó con sinh tại nhà
    6. Gợi ý lịch tiêm phòng cho chó con mua từ nơi khác về
  7. Các khuyến cáo khi tiêm phòng cho chó
  8. Các loại Vacxin tiêm phòng cho chó
  9. Bảng giá tiêm phòng cho chó
  10. Các trường hợp sau không được tiêm phòng cho chó
    1. Chó đang mang thai và chó con mới sinh
    2. Chó mẹ sau khi sinh nửa tháng
    3. Chó con đang bị bệnh

Lịch tiêm phòng cho chó chuẩn nhất được chia sẻ từ các bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm. Để có thể theo dõi và tiêm phòng chích ngừa đầy đủ cho chú chó của mình thì các bạn không nên bỏ qua những thông tin quan trọng mà Pet Mart cung cấp dưới đây.

Phạt 3 triệu nếu không tiêm Vacxin cho chó

Theo Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi về việc tiêm vacxin cho chó, bổ sung một số điều cho Nghị định 119/2013/NĐ-CP, chủ vật nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng với các vi phạm sau:

  1. Không chấp hành việc lên lịch tiêm phòng chích ngừa cho chó gồm tiêm vắc xin, tiêm Dại.
  2. Vứt chó mèo mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường.
  3. Sử dụng thuốc thú y không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật.

Những quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho chó

Những người mới nuôi chó có lẽ chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc tiêm vacxin cho chó. Đặc biệt, một số nhỏ còn có lối suy nghĩ sai lầm về cách tiêm vacxin cho chó mèo. Những sai lầm này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đối với cả chó và chủ.

Chó ở trong nhà không cần chích ngừa

Nhiều người cho rằng chó cưng của mình luôn ở trong nhà thì sẽ không bị bệnh. Chính vì vậy không cần thực hiện tiêm vacxin cho chó nào cả. Tuy nhiên, không phải cứ ở trong nhà là đã được an toàn. Mặc dù chó không ra ngoài nhưng vẫn tiếp xúc với chủ và các thành viên khác. Con người ra khỏi nhà, khi trở về đều có thể mang theo mầm bệnh truyền sang cho chó. Vì vậy dù chó không ra ngoài cũng cần tiêm phòng vacxin.

Chỉ cần tiêm phòng vacxin cho chó là an toàn

Có rất nhiều trường hợp chó con sau khi tiêm phòng vẫn bị mắc bệnh. Chó có thể bị nhiễm hàng trăm loại bệnh. Tiêm phòng chỉ có thể phòng ngừa ngăn chặn một vài bệnh trong số đó. Cho dù tiêm phòng vacxin cũng nên cẩn thận quan sát. Không nên tin rằng vacxin là một loại thuốc thần thánh phòng chống tất cả mọi bệnh tật. Đôi khi nếu không biết cách tiêm vacxin cho chó còn có tác dụng ngược lại. Gây ra các phản ứng thuốc ngoài mong muốn. Không có gì là an toàn tuyệt đối và đảm bảo an toàn 100% cả.

Chỉ cần tiêm phòng một lần cho chó

Vacxin mặc dù có hiệu quả, nhưng chỉ trong một thời gian nhất định. Có loại hiệu quả vài năm, nhưng có loại chỉ một năm. Do đó mỗi năm cần cho chó đi tiêm phòng nhắc lại. Nhất định phải cẩn thận coi trọng việc tiêm phòng mỗi năm. Hơn nữa tiêm phòng hàng năm nên sớm hơn năm trước khoảng thời gian khoảng nửa tháng. Tránh mất tác dụng xảy ra tình huống bất ngờ khi tiêm phòng.

Bệnh Care ở chó: Chữa bây giờ hoặc không bao giờ
Bệnh Care ở chó: Chữa bây giờ hoặc không bao giờ

Tại sao phải tiêm phòng bệnh cho chó?

Cũng như con người, chó có thể mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu không được lên lịch tiêm phòng cho chó, chúng rất dễ chết nếu nhiễm bệnh. Chưa kể tới một vài bệnh có thể lây sang người và đe dọa đến tính mạng. Thành phần của các loại vacxin hiện nay bao gồm vi khuẩn hoặc virus đã bị giảm độc lực. Hoặc một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích tạo ra các kháng thể để chuẩn bị cho việc chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh sau này.

Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ và sản xuất ra kháng thể chống lại các loại virut. Nếu chó đã từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch của chúng sẽ sẵn sàng để nhận biết và tấn công tác nhân gây bệnh một cách hữu hiệu. Hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tăng sức đề kháng, có khả năng miễn dịch với các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

Hiện nay, những bệnh cần tiêm phòng cho tới nay đều chưa có thuốc đặc trị. Nếu vật nuôi chẳng may mắc phải những căn bệnh này thì nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, hãy lên lịch tiêm phòng cho chó con tới cơ sở thú y gần nhất khi đủ tuổi để tiến hành tiêm. Sau đó, theo dõi sát sao và tiêm nhắc lại mũi đúng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.

Phòng bệnh Care (bệnh sài sốt)

Bệnh Care ở chó lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của cơ thể. Hoặc gián tiếp như tiếp xúc với các dụng cụ nuôi nhốt, bát thức ăn, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Chó bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng ủ rũ, chán ăn, nhiệt độ cao, mắt đỏ, có nước mũi, rỉ mắt màu xanh, tiêu chảy, yếu sức. Một số con có các triệu chứng như co giật hay bại liệt. Khi chó có biểu hiện động kinh, co giật nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nguy hiểm. Có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh là do virut gây ra nên không có thuốc đặc trị. Các bác sĩ sẽ điều trị theo hướng hỗ trợ như sử dụng thuốc kích thích hệ thống miền dịch. Thuốc kháng sinh sẽ ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng kế phát và điều trị theo các triệu chứng mà chó mắc phải. Không thể lên lịch tiêm phòng cho chó khi đã mắc bệnh này.

Phòng bệnh Parvo

Bệnh Parvo ở chó được lây truyền thống qua phân, thức ăn, nước uống hay vật dụng của chó nhiễm bệnh. Khi chó bị nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như đi phân lỏng có lẫn máu mùi hôi tanh. Chó sẽ bị mất nước rất nhanh. Sau đó là co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh Parvo không có thuốc đặc trị. Do đó việc điều trị sẽ dựa theo các triệu chứng. Chó được truyền dịch và thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bênh nhiễm trùng kế phát. Bệnh Parvo có tỉ lệ chết rất cao. Vì vậy chó khi đến tuổi phải được tiêm phòng sớm. Không nên đợi đến khi có triệu chứng. Vì khi đó bệnh đã vào giai đoạn nặng.

Phòng bệnh dại

Bệnh lây truyền từ nước dãi của chó bị bệnh thông qua các vết thương hở. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người và nguy hiểm đến tính mạng. Chó bị nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện thần kinh bất thường. Bệnh được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là hung dữ, giai đoạn 2 là bại liệt.

Khi chó bị bệnh ở giai đoạn 2 thì sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, cơ bắp bại liệt, cơ hàm cứng làm cho chó không thể ăn uống. Dân gian thường gọi là bệnh “sợ nước”. Chó đã mắc bệnh dại thì không thể không thể lên lịch tiêm phòng cho chó và chữa trị. Bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ có thể hỗ trợ theo tình trạng. Người bị lây bệnh dại cũng có những biểu hiện gần giống như ở chó.

Phòng bệnh viêm gan

Lây truyền thông qua thức ăn bị nhiễm mầm bệnh từ phân, nước tiểu hay nước dãi của chó bị bệnh. Khi mắc bệnh chó thường có các triệu chứng như chó biếng ăn , ủ rũ, sốt, mệt mỏi, mắt đỏ, tế bào bạch cầu thấp. Chó có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đông máu, bụng phình to. Một số trường hợp tử vong do bệnh phát triển nặng.

Cho dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn có thể sót lại các triệu chứng của bệnh thận mãn tính. Hoặc các tổn thương mắt như sưng mắt ở chó, chó bị đục thủy tinh thể , chó bị viêm giác mạc , còn gọi là “Blue eye”. Bệnh viêm gan chưa có thuốc đặc trị. Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ truyền máu để điều trị.

Phòng bệnh cúm và viêm khí quản

Bệnh dễ dàng lây lan và giống chó nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông hay vào lúc chuyển mùa. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, khi chó nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như cảm cúm, ho, hắt hơi, có nước mũi màu trong, khó thở, nhiệt độ cao.

Khi bệnh phát triển thành mãn tính sẽ xuất hiện nước mũi màu xanh. Chó dùng miệng để thở, nhiễm trùng khiến chó bị viêm phế quản , thậm chí chó bị viêm phổi. Một số con xuất hiện các triệu chứng co giật và tử vong. Điều trị theo triệu chứng kết hợp với thuốc kháng sinh.

Phòng bệnh Lepto

Vi khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở trên da hay uống phải nước có mầm bệnh. Vi khuẩn được phát tán qua nước tiểu của chó bị bệnh và lẫn vào trong đất hay nước. Bệnh có thể lây từ động vật sang người.

Giai đoạn đầu của bệnh chó thường có các triệu chứng như ủ rũ, chán ăn, nôn, đi phân lỏng. Nặng hơn là đi tiểu có lẫn máu. Trong giai đoạn nguy hiểm chó có triệu chứng vàng da. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp chó đã điều trị khỏi nhưng vẫn có thể truyền bệnh thông qua nước tiểu. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với truyền dịch hỗ trợ.

Bệnh Parvovirus ở chó: Phác đồ chữa trị nhanh tại nhà
Bệnh Parvovirus ở chó: Phác đồ chữa trị nhanh tại nhà

Nuôi chó cảnh rất cần sổ theo dõi sức khỏe

Lợi ích của sổ theo dõi sức khỏe khi nuôi chó cảnh

Khi nuôi chó cảnh , dù là chó tây hay chó ta, bạn cũng nên giữ một quyển “Sổ theo dõi sức khỏe” hay sổ y bạ cho chó cưng. Cuốn sổ này giúp các bác sĩ thú y theo dõi sức khỏe, ghi chép lịch tiêm phòng cho chó, tiền sử bệnh lý của chó. Qua đó có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của chó chính xác hơn trong trường hợp chó bị bệnh.

Sổ theo dõi sức khỏe cũng có lợi cho người nuôi chó. Khi nhân giống chó, các Breeder có cơ sở để xác định về tuổi, lý lịch, giống chó… Việc mua bán, đổi chủ có căn cứ tin cậy, dễ dàng làm các thủ tục hơn. Nhất là kiểm dịch động vật khi vận chuyển đi nơi khác, đặc biệt vận chuyển quốc tế. Khi chó chẳng may ra đường và bị đội bắt chó tóm được. Bạn chỉ cần mang cuốn sổ theo dõi sức khỏe, có đầy đủ chứng nhận tiêm phòng đến là có thể nhận lại chó.

Sổ theo dõi sức khỏe bán ở đâu?

Bạn không cần phải mua sổ theo dõi sức khỏe cho chó mèo. Các hãng thuốc thú y thường in sẵn và cấp kèm theo khi bạn mua vaccine tiêm phòng cho chó. Khi cho chó đi tiêm phòng hoặc khám bệnh, hãy yêu cầu phòng khám cấp cho bạn một cuốn sổ y bạ cho thú cưng.

Cuốn sổ này cần được lưu giữ theo thú cưng trong suốt cuộc đời của chúng. Sổ theo dõi không được tẩy xóa, nhàu nát hoặc có vết rách. Người lập sổ cho chó tốt nhất là các bác sĩ thú y trực tiếp theo dõi sức khỏe cho chó của bạn. Trường hợp bạn chưa có bác sĩ thú y riêng, bạn có thể tự lập sổ và ghi chép. Một số nơi người ta còn tận dụng sổ theo dõi sức khỏe cho người để ghi thông tin của chó.

Nội dung trong sổ theo dõi sức khỏe cho chó

  • Các thông tin về chủ nuôi chó cảnh : Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc…
  • Các thông tin về chó: Tên, màu sắc, giống, giới tính, số tai hay số Microchip…
  • Thông tin về bác sĩ thú y: Tên, điện thoại và địa chỉ phòng khám…để tiện liên lạc khi cần.
  • Ghi chép về sức khỏe: lịch tiêm phòng cho chó, các điều trị, phẫu thuật hoặc phối giống, sinh sản. Phần này do các bác sĩ trực tiếp ghi.

Lưu ý: Sổ tiêm chó ghi chính xác ngày, có dán tem vaccine đã dùng. Ghi rõ tên, hàm lượng, liều dùng các loại thuốc điều trị. Lịch hẹn khám lại, tiêm phòng nhắc lại lần kế tiếp. Yêu cầu các bác sĩ thú y ký và ghi rõ họ tên xác nhận mỗi dịch vụ và căn dặn cần thiết sau phẫu thuật, điều trị nếu cần.

Tại sao nên chích ngừa cho chó đúng ngày?

Hiện nay, tại Việt Nam các giống có cảnh được ưa chuộng có thể kể tới như: Poodle, Phốc, Pug, Becgie, Corgi, Alaskan, Samoyed… Xét về giống có sự khác nhau rõ rệt về kích thước. Tuy nhiên, vẫn có lịch tiêm phòng cho chó tương đương nhau.

Chó con cần được tiêm phòng mũi 1 trước 16 tuần tuổi. Sớm nhất là khi được 35 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 2 bệnh), 45 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 5 bệnh) và 2 tháng tuổi trở lên (áp dụng cho mũi 7 bệnh). Và tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên 21 ngày. Tiêm mũi 3 cách mũi thứ 2 là 21 ngày. Hoàn thành tiêm phòng 3 mũi trước tuổi trưởng thành là 1 năm tuổi để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng tốt nhất.

Lưu ý: bạn cần nắm rõ lịch tiêm để tiêm đúng ngày. Nếu bị sai lệch sẽ dẫn tới nhiều rủi ro. Thuốc sẽ không còn hiệu quả và tác dụng như ban đầu nữa. Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng vẫn có thể xâm nhập và gây hại cho cún cưng.

Lịch tiêm phòng cho chó con chuẩn nhất

Lịch tiêm phòng cho chó sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh. Tiêm phòng cho chó là cách tốt nhất để giúp thú cưng phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm.

Mũi tiêm 1

  • Thời gian 6 – 8 tuần tuổi, tiêm sau khi dứt sữa mẹ.
  • Mũi 5 bệnh:  Care virus, Pravo virus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm.

Mũi tiêm 2

  • Thời gian 10 – 12 tuần tuổi (Lưu ý lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1).
  • Mũi 7 bệnh: Tương tự như mũi 5 bệnh, bổ sung thêm Lepto, Corona.

Mũi tiêm 3

  • Thời gian: 14 – 16 tuần (Lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2).
  • Mũi 7 bệnh.

Tiêm phòng dại cho chó

  • Thời gian 13 tháng.
  • Tiêm phòng dại không liên quan tới các mũi tiêm phòng trước đó.
  • Nhắc lại mũi tiêm phòng dại mỗi năm.

Lưu ý: bạn cần tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh trong vòng 1 năm. Tốt nhất nên tiêm theo mốc thời gian để dễ nhớ. Tiêm mũi 7 bệnh rất cần thiết vì vi khuẩn xoắn Lepto và Corona đều rất nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Nhắc lại tiêm cả mũi 7 bệnh và mũi phòng dại khi trong khoảng thời gian 2 năm.

Gợi ý lịch tiêm phòng cho chó con sinh tại nhà

  • Tiêm vacxin cho chó con sau khi sinh 30 ngày.
  • Sau 7-8 tuần tiêm vacxin 6 mũi kết hợp lần thứ nhất.
  • Sau 11-12 tuần tiêm nhắc lại lần thứ 2.
  • Tiêm mũi phòng 5 bệnh khi chúng được 25, 45 và 70 ngày tuổi.
  • Cún 3 tháng trở lên, cho chúng tiêm vacxin phòng bệnh dại, mỗi năm 1 lần.

Gợi ý lịch tiêm phòng cho chó con mua từ nơi khác về

  • Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vacxin.
  • Trường hợp chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.
  • Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.
  • Với chó truởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.
  • Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.
  • Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng bệnh dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.

Tiêm phòng cho mèo thì thời gian tương tự như lịch tiêm phòng cho chó. Hiện nay, ở Việt Nam Vaccine thông dụng nhất dành cho mèo là: Vaccine 3 bệnh (Rhinotracheitis – Calici – Panleukopenia) và phòng dại.

Các khuyến cáo khi tiêm phòng cho chó

Có rất nhiều vấn đề đáng lo ngại trong việc tiêm phòng cho chó con. Trước khi tiến hành tiêm bạn cần hết sức lưu ý các vấn đề sau đây:

Không nên tiêm phòng cho chó có tình trạng tổng quát xấu. Đặc biệt khi chúng bị nhiễm bệnh hoặc nội ký sinh trùng. Cần điều trị ký sinh trùng trước. Sau khi đảm bảo về sức khỏe có thể tiến hành tiêm chủng bình thường. Chỉ có bác sĩ thú y mới có thể chọn ra lịch tiêm phòng cho chó phù hợp. Chính vì vậy, hãy thực hiện việc này tại những cơ sở y tế an toàn, uy tín và chất lượng. Theo dõi quan sát thú cưng sau khi tiêm phòng khoảng 30 phút để tránh những sự cố tiêm phòng cho chó ngoài ý muốn.

Lưu ý: chỉ lên lịch tiêm phòng cho chó khi chúng hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu tình trạng sức khỏe yếu sẽ khiến cún cưng bị sốc thuốc hoặc có nhiều tác dụng phụ. Thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng của vật nuôi. Nếu không thể theo lịch chủng ngừa ngay từ 6 – 8 tuần, cần phải bắt kịp lại toàn bộ lịch chủng này càng sớm càng tốt. Bất kể tuổi của chó, với cùng khoảng cách của các lần tiêm chủng ngừa.

Sau khi tiêm phòng, tuyệt đối kiêng tắm trong 1 tuần. Tăng cường dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể cún và nên kiêng mỡ, sữa, đồ tanh trong 1 tuần. Vì khi cơ thể được tiêm vacxin sẽ bị kích thích để sản xuất kháng thể. Đôi khi gây ra hiện tượng mệt hay sốt nhẹ ở chó mèo. Lúc này cơ thể cần được chăm sóc để hồi phục nhanh chóng trở lại.

Những sự cố tiêm phòng cho chó mà bạn cần biết

Các loại Vacxin tiêm phòng cho chó

  1. Vacxin 2in1 (Vacxin 2 bệnh): Tiêm phòng 2 bệnh nguy hiểm nhất là Carre virut và Parvo virut.
  2. Vacxin 5in1 Pfrize (Vacxin 5 bệnh): Tiêm phòng 5 loại virut gây bệnh: Bệnh Parvo virut (Canine Parvovirus). Bệnh Carre virut (Canine Distemper virus). Bệnh trên hô hấp (Canine Adenovirus type 2). Bệnh Viêm gan (Canine Adenovirus type 1). Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Canine Parainfluenza virus).
  3. Vacxin 7in1 Recombitek của Merial (Vacxin 7 bệnh): Tiêm phòng 5 loại virut gây bệnh: Bệnh Parvo virut (Canine Parvovirus). Bệnh Carre virut (Canine Distemper virus). Bệnh trên hô hấp (Canine Adenovirus type 2). Bệnh Viêm gan (Canine Adenovirus type 1). Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Canine Parainfluenza virus). Bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng canicola (Leptospira canicola). Bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng icterohaemorrhagiae (Leptospira icterohaemorrhagiae).

Bảng giá tiêm phòng cho chó

  • Tiêm phòng chó 5 bệnh: Giá 120,000đ
  • Tiêm phòng chó 7 bệnh: Giá 150,000đ
Vacxin 7 bệnh cho chó bao nhiêu tiền, loại nào tốt?
Vacxin 7 bệnh cho chó bao nhiêu tiền, loại nào tốt?

Các trường hợp sau không được tiêm phòng cho chó

Vì sức khỏe của chó con, lịch tiêm phòng cho chó phù hợp là việc mà chúng đều phải trải qua. Nhưng trong một số trường hợp không thể tiêm phòng cho chó con. Vấn đề này tuyệt đối không được xem thường. Nếu không chó con sẽ không tăng cường được sức đề kháng mà còn có thể gây hạy cho sức khỏe của chúng, thậm chí là mất mạng.

Chó đang mang thai và chó con mới sinh

Nếu có lịch tiêm phòng cho chó trước khi giao phối, các kháng thể của mẹ có thể hấp thụ, nếu chó con tiêm chủng trong vòng 30 ngày, sẽ dẫn đến sự can thiệp miễn dịch. Những chú chó đang mang thai hơn một tháng và chó cái sắp sinh không nên được tiêm tiêm phòng. Đặc biệt là tiêm vacxin 7 bệnh có thể gây sốc và chèn ép chó con trong bụng, gây sẩy thai, thai chết lưu, chết trong bụng.

Những chú chó con đang bú sữa mẹ thì đề kháng chính được cung cấp từ sữa mẹ. Cơ thể chó con cũng chưa ổn định và phát triển triển, lên lịch tiêm quá sớm khiến chó con có thể bị sốc thuốc. Hoặc gây ra những rủi ro không đáng có.

Chó mẹ sau khi sinh nửa tháng

Chó mẹ sau sinh hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, việc tiêm chủng có thể vây sốt và đau viêm cục bộ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Khi chó con uống phải sữa của chó mẹ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng.

Việc tiêm phòng cho chó mẹ trong lúc này là hoàn toàn sai lầm. Trước khi thực hiện bất kỳ điều gì, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước. Việc tiêm phòng trong trường hợp này chắc chắn không có tác dụng và lợi ích gì.

Chó con đang bị bệnh

Nếu chú chó của bạn đang trong thời kỳ phát bệnh sẽ giảm khả năng kháng bệnh. Nếu tiến hành tiêm phòng cho chó con sẽ khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Thậm chí dẫn đến thời gian phát bệnh nhanh hơn rất nhiều.

Việc trước hết là cần điều trị bệnh cho chó con đầu tiên. Khi hết bệnh bạn có thể tiến hành việc tẩy giun hoặc lên lịch tiêm phòng cho chó. Trong trường hợp cún con có vết thương hở cũng tương tự, hãy chữa lành vết thương cho chó con trước. Tiêm phòng có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng cao. Khả năng sinh ra các miễn dịch bị hạn chế và giảm đi rất nhiều.

4.4/5 – (11 bình chọn)

Tweet8Share13Share

Tin bài liên quan

Chó Nhìn Thấy Ma Được Không? Bằng Cách Nào?

Chó Nhìn Thấy Ma Được Không? Bằng Cách Nào?

Dấu Hiệu Chó Bị Động Kinh – Cách Xử Lý Đúng Cách

Dấu Hiệu Chó Bị Động Kinh – Cách Xử Lý Đúng Cách

Các Dòng Poodle Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Dòng Poodle Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Top 6 Nguồn Protein Cho Chó Tốt Nhất Cần Lưu Ý

Top 6 Nguồn Protein Cho Chó Tốt Nhất Cần Lưu Ý

Tại Sao Chó Con Đánh Nhau – Cách Ngăn Ngừa

Tại Sao Chó Con Đánh Nhau – Cách Ngăn Ngừa

4 Điều Cần Làm Ngay Khi Chó Béo Phì

4 Điều Cần Làm Ngay Khi Chó Béo Phì

Chuẩn Đoán Bệnh Lật Mí Mắt Ở Chó – Cách Điều Trị

Chuẩn Đoán Bệnh Lật Mí Mắt Ở Chó – Cách Điều Trị

Top 15 Giống Chó Lạp Xưởng Lai Được Yêu Thích Nhất

Top 15 Giống Chó Lạp Xưởng Lai Được Yêu Thích Nhất

Load More

Discussion about this post

www.Hanoi.pet

giong meo ragdoll

Mèo Ragdoll – Top 3 Vấn Đề Sức Khoẻ Cần Chú Ý

by Thuong Thuong
0

Mèo Ragdoll là giống mèo Mỹ có bản chất tốt bụng, thoải mái. Nó là một con mèo to lớn, hiền lành...

Giá bán và đặc điểm của Rùa Mũi Lợn Pig Nosed

by Thuong Thuong
0

Rùa Mũi Lợn là 1 trong số những giống rùa cảnh  được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng...

Lông chó có gây hại cho trẻ em và bà bầu hay không?

Lông chó có gây hại cho trẻ em và bà bầu hay không?

by Thuong Thuong
0

Nhiều người yêu động vật thích nuôi chó nhưng không biết lông chó có hại với bà bầu và trẻ...

Chó pug ăn gì? Những lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho chó Pug

Chó pug ăn gì? Những lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho chó Pug

by Thuong Thuong
0

Chó Pug tuy là một giống chó “mắc bệnh” ham ăn và dễ bị béo phì. Vì thế, bạn cần...

Gọi không nghe có phải chó bị điếc hay không?

Gọi không nghe có phải chó bị điếc hay không?

by Thuong Thuong
0

Rất nhiều chủ nhân có gửi câu hỏi về cho Pet Mart thắc mắc gọi chó không nghe liệu có...

Cắt đuôi chó Poodle có phải việc nên làm không?

Cắt đuôi chó Poodle có phải việc nên làm không?

by Thuong Thuong
0

Cắt đuôi chó Poodle là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà phối giống chó, người nuôi chó...

Làm gì khi phát hiện các triệu chứng dị ứng với mèo?

Làm gì khi phát hiện các triệu chứng dị ứng với mèo?

by Thuong Thuong
0

Nuôi mèo mang lại nhiều lợi ích nhưng nhiều người cũng gặp phải vấn đề ở việc dị ứng với...

Nghiên cứu khoa học chỉ ra sự thật chó cũng biết nói dối

Nghiên cứu khoa học chỉ ra sự thật chó cũng biết nói dối

by Thuong Thuong
0

Từ trước đến nay, nhiều người tin rằng chó chưa bao giờ được xếp trong danh sách các động vật...

Tại sao phải tiêm phòng cho chó? – Những điều cần biết trước khi tiêm

Tại sao phải tiêm phòng cho chó? – Những điều cần biết trước khi tiêm

by Thuong Thuong
0

Tiêm vacxin là cách tốt nhất để giúp cho chó mèo của bạn phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh...

Tin bài mới nhận

7 loại vết thương rùa cảnh nước ngọt có thể tự chữa lành

BỆNH LOẠN SẢN XƯƠNG HÔNG: TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Top 5 Điều Thú Vị Về Mèo Không Lông [Bạn Chưa Biết]

Top 21 Giống Chó Xù Lai Dễ Thương Nhất [Mới Cập Nhật]

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu, mang thai, sắp đẻ

Tầm quan trọng của vi sinh trong hồ thủy sinh

Cách khử mùi nước tiểu mèo hiệu quả

Chim Cút Ăn gì? Bao nhiêu ngày thì đẻ? Nấu món gì NGON?

Hướng dẫn mua chó đẹp tại Chợ Tốt thú cưng 

5 Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Chó Ăn Mật Ong

Hanoi.pet Thú cưng

Vì sao chó ăn phân của chính mình?

Top biểu hiện cảm xúc của chó và ý nghĩa đằng sau

Hướng Dẫn Lên Lịch Trình Cho Chó Con Ăn Rất Khoa Học

Chó Samoyed – 4 Điểm Khác Biết Hút MỌI ÁNH MẮT

Mèo Bengal Nguy Hiểm Không? Có Nên Nuôi Giống Này?

Chuột Hamster Bơi Được Không? Rủi Ro Khi Bơi Là Gì?

Cách Huấn Luyện Chó Con Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ | Mẹo Nhỏ Pethealth

Chó Ăn Mít Có Tốt Không? Các Lưu Ý Cần Thiết

Những điều cần chú ý khi khám bệnh cho thú cưng

Cách hạn chế chó mèo liếm vết thương hở sau phẫu thuật

Chia sẻ kinh nghiệm cơ bản nuôi Rắn sinh sản và mang thai

Giống chó Bull Pháp (French Bulldog): cùng những bí mật

Nhận Biết Giun Tóc Ở Chó Chính Xác 100% | PetHealth

Bệnh Giảm Tiểu Cầu Ở Chó | Kỹ Thuật Điều Trị Tại PetHealth

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chuột Hamster Bị Ốm Tại Nhà

Hanoi.pet Thú iu

Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

20 loại cá cảnh dễ nuôi rẻ đẹp mua nhiều ở Việt Nam

7 Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Cá Cảnh Cần Xem NGAY

Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

Top 20+ Mẫu Bể Cá Thủy Sinh Cực Đẹp Sang Trọng

Răng Thỏ Mọc Quá Dài Phải Làm Sao?

Thức ăn và các bệnh thường gặp khi nuôi Thằn lằn mắt ếch

Cách nuôi cá bảy màu trong bể kính lên màu đẹp cần biết

Đặc điểm sống và cách nuôi Thằn lằn cá sấu mắt đỏ

Ảnh hưởng của nhiệt độ với cách nuôi rồng Úc nhân tạo

Tìm hiểu về giống Lợn ỉ Việt Nam có dễ nuôi hay không?

Cách nuôi Cá Rồng chuẩn với hệ thống lọc nước và đặt đèn

6 điều cần biết nếu định nuôi Rắn rào cây có độc

Tắc Kè Sọc Trắng – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

12 kỹ thuật cách nuôi cá Koi trong hồ kiếng mau lớn

Hanoi.pet Thú nhận

  • All
  • Chăm sóc chó

Cách chữa chó bị chướng bụng

Đọc xong những lợi ích dưới đây bạn chỉ muốn sỡ hữu ngay một chú chó !!!

8 điều cần biết về giống chó Poodle khi nuôi

Cách chải lông cho mèo chuẩn spa thú cưng

Cách vệ sinh tai cho chó đơn giản trong một nốt nhạc

Sự khác nhau của các phòng khám thú y trên thế giới?

Rắn cạp nong có ĐỘC không? Bẫy thế nào? Mơ thấy cạp nong đánh con gì

Chủ nuôi mắc Covid-19 nên chăm sóc thú cưng như thế nào?

Chó bị khó thở, thở khò khè là bệnh gì và cách điều trị?

Một Số Thông Tin Thú Vị Về Chó Phốc Sóc Màu Vàng

Cách Cho Chuột Hamster Ăn Như Thế Nào Mới Đúng?

Cách lấy số đo kích thước để mua quần áo chó mèo

Mèo Ba Tư – Xuất xứ, tính cách và cách chăm sóc

Thức Ăn Mèo Bengal Là Gì? Nên Ăn Và Tránh Những Gì?

Tại sao tỉ lệ giới tính đực của mèo tam thể là 1/1000?

Hanoi.pet Thú vị

  • All
  • Chăm sóc mèo
  • Giống thú cưng nhỏ

Cách tắm cho chó con 2 tháng tuổi cùng 3 sai lầm thường gặp

Những tình huống khiến cho chuột Lang cắn người

Khi nào nên cho chó con uống sữa ngoài?

Cảnh báo hiểm họa nhiễm giun tròn ở chó sơ sinh

Ráy Thủy Sinh – Loài Cây Đẹp Có Sức Sống Mãnh Liệt Bậc Nhất

TOP 6 giống chó Pug lai đốn tim các “con sen”

Lựa chọn phòng khám thú y tốt cho thú cưng

3 loại thức ăn cho chó Poodle theo 3 độ tuổi bạn cần biết khi nuôi

Cách chữa những bệnh của Cá Hồng Két thường gặp

Những điều bạn cần biết khi cho chó ăn thịt sống

Chó phối giống lần đầu cần lưu ý những gì?

Mèo Mù – 7 Lời Khuyên Hữu Ích Khi Chăm Sóc

Nơi bán bể cá cảnh đẹp ở đâu Hà Nội nhận giao hàng tận nơi

Top 5 Điều Cần Biết Tắc Kè Hoa Cho Bất Kỳ Ai

Top 5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tuổi Thọ Của Mèo

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Trao đổi và mua hàng
  • Vận chuyển và giao hàng
  • Đổi trả hàng hóa
  • Điều khoản thanh toán
Menu
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Trao đổi và mua hàng
  • Vận chuyển và giao hàng
  • Đổi trả hàng hóa
  • Điều khoản thanh toán

www.Hanoi.pet
Với những ai yêu động vật, bài viết này là dành cho bạn, website này là dành cho bạn.
Thực ra, tất cả chúng ta đều yêu động vật, chỉ là ở một cách nào đó mà thôi.

© 2015  – 2022. Hanoi.pet

Thiết kế website và SEO, Mạng xã hội bởi www.SoHoa.app

Danh mục thông tin
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Các bệnh thú cưng
  • Cây cảnh
  • Cây thủy sinh
  • Chăm sóc chó
  • Chăm sóc mèo
  • Chăm sóc thú cưng
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Giống thú cưng nhỏ
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Tạp chí thú cưng
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác
  • Thủy sinh
No Result
View All Result
  • Tạp chí thú cưng
  • Chăm sóc thú cưng
  • Hình ảnh đẹp tuyệt
  • Video cực hay
  • Cửa hàng
    • Thú cưng
    • Phụ kiện

© 2021 Hanoi.pet - Thiết kế website và SEO bởi SoHoa.App.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your userHọ và Tên or email address to reset your password.

Log In