Tạp chí thú cưng
  • Tạp chí thú cưng
    • All
    • Bò sát
    • Cá cảnh
    • Cây cảnh
    • Chim cảnh
    • Chó cảnh
    • Chuột cảnh
    • Mèo cảnh
    • Nhím cảnh
    • Rùa cảnh
    • Sóc cảnh
    • Thỏ cảnh
    • Thú cảnh khác
    Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

    Rắn Hổ Mang Bành giá bao nhiêu? Có độc không?

    16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

    16+ Các loài rắn phổ biến nhất tại Việt Nam & Thế giới- Gặp là chạy

    Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

    Tắc Kè Bay – Đặc Điểm – Cách Chăm Sóc Đúng Cách

    Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

    Top 13 Loài Rồng Cảnh Và Giống Rồng Cảnh

    Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

    Tắc kè xanh Có Đặc Điểm Tính Cách Như Thế Nào?

    Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

    Tắc Kè Hoa Veiled – Đặc Điểm Tính Cách Nổi Bật

  • Chăm sóc thú cưng
    • All
    • Chăm sóc chó
    • Chăm sóc mèo
    • Giống thú cưng nhỏ
    Các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm da giữa kẽ chân ở chó

    Các triệu chứng và phương pháp điều trị viêm da giữa kẽ chân ở chó

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Top 4 mẫu balo đẹp cho chó mèo của bạn

    Review sữa tắm SOS – Dòng sữa tắm quốc dân dành cho thú cưng

    Review sữa tắm SOS – Dòng sữa tắm quốc dân dành cho thú cưng

    Top 3 loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

    Top 3 loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

    Gợi ý 3 loại bánh thưởng cho chó giá rẻ và chất lượng

    Gợi ý 3 loại bánh thưởng cho chó giá rẻ và chất lượng

  • Hình ảnh đẹp tuyệt
  • Video cực hay
  • Cửa hàng
    • Thú cưng
    • Phụ kiện
No Result
View All Result
Tạp chí thú cưng
No Result
View All Result
Home Tạp chí thú cưng Chó cảnh

Kinh nghiệm nuôi chó dành cho người mới bắt đầu

in Chó cảnh
39
0
Kinh nghiệm nuôi chó dành cho người mới bắt đầu
32
SHARES
356
VIEWS
Share on TwitterShare on Facebook

Mục lục

  1. Lựa chọn địa chỉ mua chó cảnh tin cậy
  2. Kinh nghiệm nuôi chó khi mới về nhà
    1. Kiểm tra sức khoẻ
    2. Chuẩn bị chỗ ở của chó
    3. Tắm cho chó
  3. Kinh nghiệm nuôi chó trong việc ăn uống
    1. Cho chó ăn đủ dinh dưỡng, đủ chất
    2. Cho chó ăn uống khoa học
  4. Kinh nghiệm nuôi chó trong việc chăm sóc sức khỏe
    1. Lưu ý trong chăm sóc y tế cho chó con
  5. Những thức ăn cấm kỵ đối với chó
  6. Đồ dùng cho chó cực kì cần thiết phải có
    1. Vòng cổ, bảng tên cho chó
    2. Bàn chải và kem đánh răng cho chó
    3. Chăm sóc chó bằng lược chải lông
    4. Kéo, kìm cắt tỉa móng chân cho chó
    5. Tông đơ cắt lông chó
    6. Túi vận chuyển chó
    7. Rọ mõm cho chó
  7. Cách chăm sóc lông cho chó
  8. Dắt chó đi dạo mỗi ngày
  9. Mua đồ dùng, phụ kiện cho chó tại các địa chỉ uy tín
  10. Kinh nghiệm nuôi chó sạch sẽ cực kì đơn giản
    1. Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
      1. Huấn luyện chó đi vệ sinh ngay từ nhỏ
      2. Quan sát thói quen và hướng dẫn chó con
    2. Tiêu chí trong việc ăn uống
    3. Không gian nuôi chó lý tưởng
  11. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó với chi phí tiết kiệm nhất
    1. Nhận nuôi chó miễn phí
    2. Tiêm phòng cho chó mèo đủ mũi
    3. Ăn uống và vận động khoa học
    4. Triệt sản cho chó
    5. Giữ chó trong nhà hoặc ở khu vực giới hạn
    6. Hãy là một người mua hàng sáng suốt

Nắm rõ kinh nghiệm nuôi chó thì mới có thể giúp cho chú cún của bạn khỏe mạnh. Không phải bạn cứ ra cửa hàng chọn một em nhanh nhẹn về và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Vậy phải làm thế nào? Bài viết này Pet Mart sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm nuôi chó cần thiết trước khi đón chúng về nhà mới.

Lựa chọn địa chỉ mua chó cảnh tin cậy

Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ. Hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Đó là những bé nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaxin đã tiêm phòng cho chó và ngày tẩy giun cho chó định kỳ.

Theo những người có kinh nghiệm nuôi chó, chó con dưới 2 tháng tuổi vẫn phụ thuộc nhiều vào mẹ. Nếu tách đàn quá sớm sẽ rất khó để chăm sóc chúng. Bạn nên mua chó con trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn và hoạt bát. Chó con ở độ tuổi này sẽ dễ nuôi và ổn định hơn.

Trước tiên là chúng đã có thể tách mẹ và cai sữa. Việc ăn dặm đã ổn định, chó con bắt đầu làm quen với thức ăn cho chó ngoài sữa mẹ. Cơ thể cũng đã dần ổn định hơn. Chó con ở giai đoạn này cũng chưa hình thành tính cách. Do đó bạn có thể dễ dàng huấn luyện chúng làm theo ý bạn. Chó đã lớn thường quen thuộc với môi trường cũ. Khi sang nơi ở mới, chúng sẽ rất khó để hòa nhập một lần nữa.

Hiện nay có nhiều trại chó cảnh Husky, Bull Pháp, Rottweiler, Poodle, Alaska, Phốc sóc, Becgie… uy tín. Bạn có thể tham khảo trên website hoặc nhờ những người có kinh nghiệm nuôi chó để nhờ họ kiểm tra giúp.

Kinh nghiệm nuôi chó khi mới về nhà

Kiểm tra sức khoẻ

Bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y có kinh nghiệm khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn. Có thể yêu cầu bác sĩ cấp sổ khám bệnh nếu chưa có để tiện theo dõi.

Chuẩn bị chỗ ở của chó

Theo kinh nghiệm nuôi chó của nhiều người, chỗ ở cho cún cần thoáng mát, ấm, có đủ không khí. Không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh, ho. Tránh để chó cún ở vị trí cao như cửa sổ, ban công, cầu thang…

Tắm cho chó

Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay. Nếu thấy cún hôi có thể tắm khô. Nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những đêm đầu tiên xa mẹ, xa chủ cũ chó con có thể kêu sủa. Bạn hãy âu yếm vuốt ve để cún con yên tâm trong vòng tay bạn.

Kinh nghiệm nuôi chó trong việc ăn uống

Cho chó ăn đủ dinh dưỡng, đủ chất

Cách chăm sóc chó tốt nhất là không nhất thiết phải cho chúng đồ ăn ngon. Đủ chất và đủ dinh dưỡng là được. Không được để chó bị đói hoặc quá no. Đặc biệt là chó con, chúng sẽ ăn theo kiểu cho bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu. Nên cân đối liều lượng cho hợp lý. Khuyến khích cho chó ăn thức ăn khô để tránh bị đau bụng và đủ chất nhất. Bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị cho chúng bằng cách trộn thêm pate, nước sốt để bữa ăn ngon miệng hơn.

Tuyệt đối không cho chó ăn socola. Socola rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho chó. Hạn chế không cho ăn kẹo, bánh đồ ngọt. Nếu chúng có hứng thú với đồ ăn vặt, bạn nên mua bánh thưởng cho chúng thưởng thức. Chó rất thích gặm xương. Tuy nhiên xương gà, vịt.. ở dạng thô lại hết sức nguy hiểm. Mảnh vụn xương có thể làm rách ruột, dạ dày. Nếu cho chó ăn cá thì phải gỡ sạch sẽ xương ra tránh bị hóc.

Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Bao gồm Protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin. Không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa cho chó con , cá tanh, mỡ, ăn quá mặn. Đặc biệt không cho chó ăn phổi, gan bò lợn vì gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ. Hãy đảm bảo rằng chú chó của bạn được cho ăn đầy đủ các bữa.

Cho chó ăn uống khoa học

Cho cún con ăn khoảng 3 – 4 bữa ngày. Chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch  và luôn đầy đủ. Dụng cụ cho ăn như bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo. Nếu bạn muốn thay đổi đồ ăn cho chó sang một loại khác, hãy chờ sau khoảng một tuần. Bạn nên bắt đầu bằng việc thêm một phần thức ăn mới với ba phần thức ăn cũ. Sau đó chuyển sang một nửa cũ và một nửa loại mới. Sau dần là một phần đồ ăn cũ và ba phần mới cho đến khi chuyển hẳn sang loại mới.

Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép… không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Hãy tìm mua những cục xương gặm canxi, đồ chơi dành riêng cho chó tại Pet Mart để ngăn chặn vấn đề này. Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn rầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn hoặc uống sữa. Nên mời bác sĩ thú y tới để kiểm tra.

Kinh nghiệm nuôi chó trong việc chăm sóc sức khỏe

Đối với từng giai đoạn phát triển sẽ có những chế độ chăm sóc khác nhau. Nên bổ sung thêm bột dinh dưỡng cho chó để thú cưng luôn đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

  • Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 5 giờ.
  • Từ 2 – 4 tháng: cho ăn 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
  • Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ngày.
  • Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ngày.
  • Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ngày như đối với chó lớn.

Có thể một tuần cho chó con ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà. Nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả. Chó con sau 5 tháng có thể bổ sung hàng tuần một ít thị bò, lợn sống nhưng phải thật tươi với cường độ tăng dần đều. Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút. Nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ.

Sau bữa ăn nên cho chó con chạy tự do và vệ sinh để tiêu hóa thức ăn. Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho chó uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng. Nếu chó con ăn xong mà còn thừa thức ăn, đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp.

Lưu ý trong chăm sóc y tế cho chó con

  • Đối với chó dưới 6 tháng tuổi: nên dùng thuốc tẩy giun cho chó ngay sau khi được 1 tháng tuổi. Sau đó mỗi tháng tẩy lại 1 lần cho đến khi được 6 tháng tuổi.
  • Đối với chó trên 6 tháng tuổi: nên tẩy giun 3 – 4 tháng một lần.

Theo kinh nghiệm nuôi chó của các chuyên gia, bạn cần thiết phải tiêm phòng bệnh cho chó của bạn. Nếu muốn nuôi chúng lâu dài bởi những bệnh tật sau đây là rất nguy hiểm cho tính mạng của chúng. Một số bệnh nguy hiểm như: Carre (Carre Distemper), Pavovirus (Canine Pavovirus), Viêm gan (Adenovirus type 1), bệnh hô hấp (Adenovirus type 2), bệnh phó cúm (Parainfluenza), Leptospirs. Thông thường những bệnh trên thường tiêm chung trong một mũi vacxin. Riêng tiêm phòng dại cho chó cần phải tiêm nhắc lại mỗi năm.


Những thức ăn cấm kỵ đối với chó

Có một số loại thức ăn nguy hiểm cho chó được chia sẻ từ những người có kinh nghiệm nuôi chó lâu năm. Bạn nhất định không được cho cún con ăn hoặc hạn chế nhất có thể.

  • Thức ăn nóng, lạnh, đồ ăn cay, mặn, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói.
  • Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín.
  • Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…
  • Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống.
  • Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu…
  • Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.
  • Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trưởng thành
  • Không nên cho chó ăn xương. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột…Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống. Nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột.
  • Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt).

Đồ dùng cho chó cực kì cần thiết phải có

Vòng cổ, bảng tên cho chó

Vòng cổ chó và bảng tên cho chó là vô cùng cần thiết. Bảng tên có ghi số điện thoại của bạn đeo vào vòng cổ của cún ngay khi bạn đón nó về nhà giúp an toàn cho thú cưng khi bạn đưa nó về. Trong trường hợp cún con đi lạc bạn sẽ có thêm cơ hội để tìm thấy chúng.

Bàn chải và kem đánh răng cho chó

Theo những người có kinh nghiệm nuôi chó, cần chú ý mua sản phẩm dành riêng cho thú cưng, không dùng đồ của người cho chó. Cố gắng tìm bàn chải có 2 đầu to và nhỏ để tiện sử dụng. Ngay cả khi chó trưởng thành cũng vậy. Kem đánh răng chó chuyên dụng có thể nuốt mà không gây nguy hiểm với cún cưng. Đánh răng cho chó mỗi ngày sẽ cún cưng tránh được các bệnh về răng miệng.

Chăm sóc chó bằng lược chải lông

Cún cưng cần dùng loại lược có răng to và răng mảnh nhỏ. Khi tìm mua cần lựa chọn loại có đầu răng và mặt cắt loại tròn. Mục đích là vì để tránh làm rách da, làm tổn hại đến da của chó. Đối với chó lông dài, lược răng to là dùng để chải tầng lông bên ngoài. Giúp chải mượt những lông kết dính với nhau. Lược răng mảnh nhỏ dùng để chải tầng lông bên trong. Lược chải lông chó là một công cụ thiết yếu dùng để xử lý lông bị rối, nhưng chỉ có thể sử dụng khi lông không bị kết dính vào nhau.

Kéo, kìm cắt tỉa móng chân cho chó

Ngoài dùng lược chải lông, bạn còn cần sử dụng một công cụ khác cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc thú cưng là kéo cắt tỉa lông chó . Kéo có nhiều kiểu nhiều loại nhưng chỉ những chuyên gia thẩm mỹ làm đẹp cho thú cưng mới cần dùng đến, chủ nhân bình thường chỉ cần chuẩn bị kéo cắt loại thường và cắt móng chân cho chó là đủ.

Tốt nhất nên chọn loại kéo có đầu tròn, tránh bất cẩn làm thương đến da của cún cưng. Công dụng của kéo là dùng để cắt lông xung quanh mắt, tai, miệng, hậu môn và cơ quan sinh dục, đế chân. Cắt móng chân cho chó thường tránh để tạo ra âm thanh quá lớn.

Những người có kinh nghiệm nuôi chó cho biết, chó con rất nhạy cảm với âm thanh. Nhất là khi âm thanh phát ra khi chạm vào chân chúng. Khi đã có ấn tượng chúng sẽ sợ hãi, bạn cần vuốt ve, an ủi để chúng đỡ sợ. Chủ nhân cần cắt móng định kỳ cho chúng.

Tông đơ cắt lông chó

Tông đơ cắt lông chó dùng để làm sạch lông, đặc biệt là phần mông, có những lúc xuất hiện lông quăn. Cắt tỉa những phần lông rối, lông thừa cho gọn. Đồng thời có thể sử dụng để cạo lông máu cho một số giống chó nhỏ như Poodle, cạo lông khi vùng da chó bị bệnh… Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiêm nuôi chó trước đó.

Túi vận chuyển chó

Những chú chó không thể luôn luôn ở trong nhà. Đôi khi bạn cần đưa cún con đi dạo, đi chơi hay đi spa tắm, cắt tỉa lông. Bạn có thể sử dụng túi xách, địu và balo vận chuyển…chuyên dụng. Những chiếc túi vận chuyển chó làm từ vải, da rất bền và dễ vệ sinh. Với đồ dùng này bạn và cún cưng có thể đi cùng nhau tới tất cả mọi nơi.

Rọ mõm cho chó

Những chú cún cũng cần được bảo vệ bởi những chiếc rọ mõm khi đi ra ngoài. Điều này sẽ giúp cho chú cún không ăn những thức ăn lạ và nguy hiểm. Đồng thời việc sử dụng rọ mõm cho chó  còn giúp bạn bảo vệ cộng đồng xung quanh. Tránh nguy cơ chú chó của bạn có thể cắn bậy và tấn công những người lạ mà chúng gặp.

Cách chăm sóc lông cho chó

Đối với những dòng chó có bộ lông dài và dày như Husky, Alaska, Samoyed bạn cần chăm sóc lông cho chúng thường xuyên. Tắm thường xuyên với sữa tắm dành riêng cho chó . Đừng quên chải lông thường xuyên cho chó để phòng trừ ký sinh trùng bán trên da và lông. Ve, rận, bọ chét chó mèo có thể bám lên ra hút máu và làm tổn thương da của cún cưng. Tình trạng chó bị rụng lông cũng nhiều hơn bình thường.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó và cách chăm sóc lông cho thú cưng, có thể sử dụng các dịch vụ spa tắm và cắt tỉa lông chó. Đặc biệt là chó con mới nuôi. Sau khi chó con cứng cáp bạn có thể tự tắm cho cún ngay tại nhà.

Để phòng chống sự tấn công của ký sinh trùng bạn cũng nên cho chúng hạn chế tiếp xúc với chó mèo lạ. Sử dụng vòng cổ chống rận để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp chó cưng bị ve rận bạn có thể mua thuốc trị ve rận cho chó đặc trị. Đây đều là những sản phẩm an toàn và tốt cho vật nuôi.

Dắt chó đi dạo mỗi ngày

Theo kinh nghiệm nuôi chó của những người nuôi thú cưng lâu năm, nguồn năng lượng chỉ được tiêu hoa đi khi chúng ta vận động. Đối với thú cưng cũng vận. Việc vận động, vui chơi và huấn luyện giúp giải phóng năng lượng. Đây là cách chăm sóc chó cực kỳ hiệu quả và an toàn. Nếu cứ nằm một chỗ cún con có thể bị Stress, tăng cân và béo phì.

Chủ nhân nên dành thời gian chơi đùa cùng cún của bạn. Tốt nhất là hàng ngày nên dắt chó đi dạo . Bạn có thể kết hợp với số bài học huấn luyện chó như nhặt đồ, đĩa bay, kéo có… để gắn kết tình cảm hai bên. Đồng thời giúp cún cưng làm quen với những mệnh lệnh đơn giản. Hoặc bạn cũng có thể nuôi thêm cún cưng để chúng đùa giỡn với nhau. Không nên để cún một mình trong nhà quá lâu sẽ dẫn đến những hành vi không mong muốn.


Mua đồ dùng, phụ kiện cho chó tại các địa chỉ uy tín

Việc chuẩn bị đồ dùng và phụ kiện cho chó cũng vô cùng quan trọng trong kinh nghiệm nuôi chó. Điều này giúp cún con có một tâm lý thoải mái và vui vẻ hơn. Một chiếc bát ăn hay một chiếc đệm ngủ tốt cũng góp phần chăm sóc sức khỏe cho những người bạn nhỏ. Hiện nay, Pet Mart có rất nhiều các mặt hàng cho bạn lựa chọn như: thức ăn, đồ dùng, phụ kiện, quần áo, đồ chơi, sữa tắm, thuốc thú y… Tất cả đều đảm bảo chính hãng.

Bạn có thể tham khảo bài viết những đồ dùng cho chó cần thiết cho người mới bắt đầu nuôi để biết cách lựa chọn đồ phù hợp với giống chó của bạn.

Kinh nghiệm nuôi chó sạch sẽ cực kì đơn giản

Liệu bạn đã biết cách nuôi chó sạch sẽ hay chưa. Phải làm thế nào sau một ngày làm việc vất vả, bạn trở về ngôi nhà thân yêu được bình yên nhất. Nếu bạn có đang nuôi một chú chó, điều đó có phải là quá khó hay không? Với bản tính tinh nghịch, chúng sẽ phá tan ngôi nhà của bạn ra mất. Đừng lo, sau đây sẽ là một vài kinh nghiệm nuôi chó sạch sẽ hữu ích dành cho bạn.

Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Huấn luyện chó đi vệ sinh ngay từ nhỏ

Trước hết, cần xác định rõ vị trí nào trong nhà mà chú chó sẽ ở thường xuyên nhất. Ngoài ra, vì cún có thể sẽ phải chịu khá nhiều căng thẳng khi đối mặt với việc thay đổi môi trường sống nên nó sẽ không biết đi vệ sinh đúng chỗ. Tốt nhất để để cún trong chuồng hay một nơi thoáng để dễ dàng cọ rửa. Hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị một chiếc đệm cho chó sử dụng ngay khi bạn đón nó về nhà. Bạn cũng nên tìm hiểu trước các phương pháp để huấn luyện việc này.

Hãy sắp xếp lại đồ đạc ở quanh khu vực chỗ ở của cún. Vì cún mới về nên rất hiếu động và nghịch ngợm. Bạn hãy tránh những dây điện loằng ngoằng quanh nó vì dễ bị nó cắn phá lắm đấy. Hãy học cách huấn luyện chó bằng các câu lệnh đơn giản để cún nghe lời của bạn. Và hãy cũng mọi người trong gia đình sử dụng các câu lệnh đó.

Những chú chó đi vệ sinh lung tung, vương vãi khắp mọi nơi thường là điều khiến các chủ nhân đau đầu nhất. Việc này cần phải được dạy dỗ ngay từ nhỏ. Kinh nghiệm nuôi chó con sạch sẽ  giúp chúng ý thức việc nào là đúng, việc nào là sai và không được phép làm.

Bạn hãy bắt đầu khung giờ cho ăn, đi vệ sinh và chơi đùa hay luyện tập theo thời gian biểu của gia đình mình. Thường thì lúc đầu cún yêu sẽ tỏ ra một chút khó chịu. Bởi nó đang dần làm quen với bạn và cả gia đình mới. Bạn hãy cố gắng duy trì thời gian biểu mà đã đặt ra ở trên để giúp chú chó của bạn hiểu người chủ mong chờ gì từ nó. Cũng như nó có thể trông đợi những gì từ bạn.

Quan sát thói quen và hướng dẫn chó con

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó thì lúc đầu bắt chúng vào kỷ luật hơi khó. Bạn nên dành vài ngày đầu theo dõi xác định xem chúng thường đi vệ sinh vào khoảng thời gian nào. Thông thường sẽ là vào buổi sáng khi thức dậy và sau các bữa ăn khoảng 10 – 15 phút. Điều này cũng phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của từng con.

Bạn có thể quan sát biểu hiện của chúng. Thường khi cần kíp, chúng sẽ xoay tròn tìm chỗ, có ý muốn ngồi xổm hoặc duỗi 2 chân sau. Lúc đấy, bạn cần dẫn chúng đến nơi vệ sinh đã được quy định trước đó.

Chỗ vệ sinh của chó có thể là một hộp gỗ hoặc hộp giấy có thành thấp. Chúng có thể tự leo vào leo ra dễ dàng. Đáy hộp rải 1 lớp cát. Đặt hộp ở chỗ nhất định, thường gần chỗ chó nô đùa. Chỉ sau vài lần là chúng sẽ quen. Tiện lợi hơn bạn cũng có thể sắm một chiếc khay vệ sinh cho chó mèo được thiết kế tinh tế để chú cún có thể dễ dàng sử dụng hơn.

Khi đã quen, bạn có thể điều chỉnh vị trí khay vệ sinh tới các vị trí khác nhau. Quan trọng hơn là chúng sẽ không còn đi vệ sinh bậy ra nhà nữa.

Tiêu chí trong việc ăn uống

Nhiều chủ nhân ít quan tâm tới việc quy định nơi cho chó ăn. Cần cho chó ăn đúng nơi quy định. Đúng bát ăn, bát uống nhằm đề phòng bạ chỗ nào chúng cũng ăn. Vừa mất vệ sinh, vừa dễ bị đánh bả. Ăn uống sạch sẽ cũng là một trong cách nuôi chó sạch sẽ bạn nhất định phải lưu ý.

Khi khách đến nhà không bao giờ để khách cho chó ăn dù là bánh kẹo mà chó ưa thích. Dạy chúng không được ăn đồ ăn của người lạ. Việc huấn luyện luôn bắt đầu càng sớm càng tốt. Một chú chó con sẽ dễ dàng tiếp nhận những bài học hơn. Đồng thời dễ dàng tạo thành thói quen tốt hơn.

Đa số những người có kinh nghiệm nuôi chó đều kết luận, theo bản năng, chó có xu hướng giữ gìn sạch sẽ khu vực ăn ở của mình. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng các loại thức ăn cho chó chuyên dụng. Điều này sẽ giúp việc ăn uống  của chúng được sạch sẽ hơn. Vừa đơn giản và tiện lợi mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bạn cũng có thể cho chó ăn cùng gia đình. Khi cho thú cưng ăn cùng gia đình, bạn nên chọn các loại bát không quá sâu. Có miệng rộng để tránh thức ăn bị rơi vãi ra ngoài. Bạn nên lót 1 tờ báo hoặc 1 tấm ni lông nhỏ dưới bát ăn để việc dọn dẹp được nhanh chóng hơn.

Không gian nuôi chó lý tưởng

Mỗi chú chó đều cần một nơi để trú ngụ. Một nơi che nắng, che mưa giống như con người. Nếu đặt chuồng cho chó trong nhà bạn nên đặt ở góc nhà và xa cửa ra vào. Đặc biệt, nơi ở của chó yêu nên được lau dọn thường xuyên, mát mẻ và sạch sẽ.

Chỗ ở của cún cưng cần đủ ấm, ánh sáng. Đồng thời, bạn cũng không nên để những thứ mà thú cưng có thể gặm, nhai như quần áo, giầy dép để chúng không cắn vụn và làm bừa ra nhà. Thay vào đó, có thể mua đồ chơi cho chó mèo để chúng có bạn chơi. Hoặc mua một ít canxi cho chó dạng xương để chúng gặm. Chúng sẽ không có thời gian để cắn phá ngôi nhà của bạn nữa.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó với chi phí tiết kiệm nhất

Nhận nuôi chó miễn phí

Hiện nay, bạn có thể nhận nuôi chó lang thang từ các trạm cứu hộ tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… Việc nhận nuôi này hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ tốn một khoản rất nhỏ. Việc nhận nuôi thú cưng sẽ giúp chúng có một mái nhà tốt hơn.

Tiêm phòng cho chó mèo đủ mũi

Nếu như vật cưng của bạn hay ra ngoài chơi, chúng có thể tiếp xúc với rất nhiều vi rút và dịch bệnh ở ngoài. Nếu bạn không đưa thú cưng đi tiêm phòng ngay từ khi còn nhỏ, chúng sẽ có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ bệnh đường ruột, hô hấp, dại, Carre, Parvo…

Khi mắc bệnh rồi, chi phí chữa bệnh rất tốn kém mà chưa chắc chó mèo cưng của bạn có thể qua khỏi. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là tiêm phòng cho chó trước khi mắc bệnh. Bạn có thể đưa vật nuôi tới bệnh viện hoặc trong các đợt tiêm phòng do địa phương nơi bạn cư trú phát động.

Ăn uống và vận động khoa học

Cũng như con người, vật nuôi béo phì có thể dẫn tới một số căn bệnh như tiểu đường, tim mạch. Bạn có thể mua cho chó mèo cưng của mình một vài trái bóng hay đồ chơi. Khi chó mèo chơi đùa cũng là lúc nó luyện tập. Việc luyện tập và dinh dưỡng thích hợp sẽ giúp cho thú cưng của bạn có thể hình dáng đẹp và sức khỏe tốt. Giữ sức khỏe cho thú cưng của bạn là cách nuôi chó mèo tiết kiệm chi phí nhất.

Triệt sản cho chó

Những người có kinh nghiệm nuôi chó chia sẻ, đến tuối trưởng thành, thú cưng của bạn có nhu cầu về sinh sản. Nếu không triệt sản chúng, số lượng chó con sẽ vượt quá mức kiểm soát của bạn. Chi phí chăm sóc chó con cũng là một khoản rất lớn. Việc triệt sản sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiền toái. Cũng giúp cho vật nuôi của bạn khỏe mạnh hơn. Bạn có thể tìm đến bệnh viện thú y, ở đó bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết.

Giữ chó trong nhà hoặc ở khu vực giới hạn

Đây là cách để bạn chắc chắn rằng thú cưng của bạn không tự do chay ra đường. Tránh để bị thương do xe cộ đâm phải hay gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Trên thực tế, nói thì rất dễ nhưng khó có thể lúc nào chúng ta cũng để ý đến vật nuôi của mình được.

Nếu vật nuôi của bạn chạy ra ngoài và gây tai nạn giao thông thì không biết trước khoản chi phí mà bạn sẽ phải gánh chịu là bao nhiêu. Do vậy, bạn hãy coi đây là một mục tiêu phải hoàn thành để bảo vệ cho ngân sách của bạn.

Hãy là một người mua hàng sáng suốt

Bạn cũng có thể tham khảo qua mạng để có thể so sánh những mức giá các sản phẩm cho chó. Tuy nhiên, không phải cứ rẻ là tiết kiệm là tốt. Vì đồ rẻ thì nhanh hỏng, tính ra lại là lãng phí. Khi mua hàng bạn cũng cần xét trên chi phí giao. Vấn đề bạn cần để ý nhất vẫn là giá cả đi đôi với chất lượng. Không vì ham rẻ mà mua đồ giả, đồ kém chất lượng.

Như vậy, với những kinh nghiệm nuôi chó này hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn khi nuôi chó. Chúc bạn và cún yêu luôn vui vẻ nhé!

4.9/5 – (21 bình chọn)

Tweet8Share13Share

Tin bài liên quan

Chó Nhìn Thấy Ma Được Không? Bằng Cách Nào?

Chó Nhìn Thấy Ma Được Không? Bằng Cách Nào?

Dấu Hiệu Chó Bị Động Kinh – Cách Xử Lý Đúng Cách

Dấu Hiệu Chó Bị Động Kinh – Cách Xử Lý Đúng Cách

Các Dòng Poodle Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Dòng Poodle Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Top 6 Nguồn Protein Cho Chó Tốt Nhất Cần Lưu Ý

Top 6 Nguồn Protein Cho Chó Tốt Nhất Cần Lưu Ý

Tại Sao Chó Con Đánh Nhau – Cách Ngăn Ngừa

Tại Sao Chó Con Đánh Nhau – Cách Ngăn Ngừa

4 Điều Cần Làm Ngay Khi Chó Béo Phì

4 Điều Cần Làm Ngay Khi Chó Béo Phì

Chuẩn Đoán Bệnh Lật Mí Mắt Ở Chó – Cách Điều Trị

Chuẩn Đoán Bệnh Lật Mí Mắt Ở Chó – Cách Điều Trị

Top 15 Giống Chó Lạp Xưởng Lai Được Yêu Thích Nhất

Top 15 Giống Chó Lạp Xưởng Lai Được Yêu Thích Nhất

Load More

Discussion about this post

www.Hanoi.pet

Nguyên Nhân Gây Đầy Hơi Ở Chó Cách Ngăn Ngừa

Nguyên Nhân Gây Đầy Hơi Ở Chó Cách Ngăn Ngừa

by Thuong Thuong
0

Đầy Hơi Ở Chó có dấu hiệu như thế nào? nguyên nhân dẫn đến đầy hơi ở chó là gì?...

6 Dấu Hiệu Của U Máu Ở Chó – Cách Điều Trị

6 Dấu Hiệu Của U Máu Ở Chó – Cách Điều Trị

by Thuong Thuong
0

U Máu ở chó (Hemangiosarcoma) là gì? Dấu hiệu của U Máu ở chó như thế nào? Cách chẩn đoán...

Giá bán sóc chuột Chinchilla, nên mua Chinchilla ở đâu uy tín, chất lượng?

Cách chữa các bệnh thường gặp ở chuột Chinchilla

by Thuong Thuong
0

Chuột Chinchilla lông đen có tên tiếng Anh là Ebony Chinchilla. Hay còn được gọi là hay còn gọi là...

Địa chỉ các Pet Shop Hà Nội uy tín gần đây nhất 2022

Địa chỉ các Pet Shop Hà Nội uy tín gần đây nhất 2022

by Thuong Thuong
0

Pet shop Hà Nội hiện nay phát triển và mở rộng liên tục. Sự xuất hiện của các cửa hàng,...

Mèo con mới về nhà nên làm gì?

Mèo con mới về nhà nên làm gì?

by Thuong Thuong
0

Mèo con mới về nhà nên làm gì? Mèo con giúp chúng ta thư giãn và giải trí khi chơi...

Phối giống mèo Anh lông ngắn và những điều cần biết!

Phối giống mèo Anh lông ngắn và những điều cần biết!

by Thuong Thuong
0

Thông tin về phối giống mèo Anh lông ngắn Số giống: 40 Tuổi thọ: 15 – 20 năm Tính cách:...

Top 6 Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Mange Ở Mèo – Cách Trị

Top 6 Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Mange Ở Mèo – Cách Trị

by Thuong Thuong
0

Mange Ở Mèo là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Mange ở mèo cách chuẩn đoán và điều trị bệnh...

Top 10 Phương Pháp Làm Sạch Răng Cho Chó Hiệu Quả

Top 10 Phương Pháp Làm Sạch Răng Cho Chó Hiệu Quả

by Thuong Thuong
0

Làm Sạch Răng Cho Chó bằng cách nào hiệu quả nhất? Bạn là người muốn chó của mình có một...

Cá Cầu Vồng Neon đặc điểm và cách chăm sóc - Thái Hoà Aquarium

Cách nuôi Cá Cầu Vồng Neon ngũ sắc sinh sản khỏe mạnh

by Thuong Thuong
0

Cá Cầu Vồng hay cá bảy sắc Cầu Vồng bao gồm nhiều loại khác nhau: cá Cầu Vồng Neon, cá...

Tin bài mới nhận

Mèo ngủ vẫn phát ra tiếng kêu, có phải dấu hiệu của bệnh không?

Các thông số quan trọng trong hồ thủy sinh

Phòng Khám Bác Sĩ Thú Y Quận 10 Nào Hoạt Động 24/24?

BỆNH NẤM DA TRÊN CHÓ MÈO VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Cách sử dụng thuốc điều trị bệnh giun tim ở chó

Lý do bạn nên chọn những phòng khám thú y gần đây

Bệnh Co Giật Do Thiếu Canxi | Pethealth Khuyên Chớ Nên Coi Thường

Chó bị viêm tai: Nguyên nhân, dấu hiệu, chữa trị, ngăn ngừa

Bệnh viện thú y PetHealth tưng bừng khai trương cơ sở Từ Sơn

Có nên cho mèo ra ngoài chơi hay không?

Hanoi.pet Thú cưng

Hướng dẫn cách làm xe lăn cho chó mèo bị liệt

Top 5 Công Việc Cần Làm Khi Huấn Luyện Mèo Con

Chó săn hươu Scotland – Cách Chăm Sóc Khoa Hoạ

17 Loại Bệnh Ở Chuột Nhảy – Cách Lưu Ý Khi Chăm Sóc

Mèo Ba Tư Leo Trèo Thế Nào? Chúng Có Thích Không?

Dấu hiệu chó mang thai giả là gì? Nhận biết ra sao?

Top 6 Nguyên Nhân Khiến Mèo Bị Mù – Cách Chăm Sóc

Tẩy giun cho mèo bằng cách nào? Ngăn ngừa ra sao?

Phòng Tránh Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ Ở Chó | Chia Sẻ Từ PetHealth

Tìm hiểu bệnh u nang biểu bì ở chó có xoáy lưng

Tiết Lộ Mẹo Chọn Thức Ăn Cho Mèo Cực Chuẩn

6 Sự Khác Biệt Rõ Rệt Giữa Mèo Đực Cà Mèo Cái Nhìn Qua Là Biết

Kinh nghiệm nuôi Pug trắng

Top 8 điều mà mèo yêu thích

4 Nguyên Nhân Khiến Chó Gầm Gừ – Cách Khắc Chế Hiệu Quả

Hanoi.pet Thú iu

Tổng hợp những kỹ năng nuôi Cự Đà Tê Giác đúng chuẩn

11 quy tắc cần phải nhớ trong cách nuôi Cá Ping Pong

6 kinh nghiệm cách nuôi trăn cảnh cho người mới chơi

Kiến thức tổng hợp dành cho người nuôi lợn cảnh mini

Tắc Kè Hoa Làm Thú Cưng Có Tốt Không?

Cách làm hệ thống lọc nước hồ cá Koi ngoài trời tiêu chuẩn

Những điều cần biết khi nuôi cá dọn bể (cá lau kiếng)

Top 25+ Mẫu Bể Cá Cảnh Đẹp Đầy Cảm Hứng Mới Nhất

Cách nuôi Cá Rồng chuẩn với hệ thống lọc nước và đặt đèn

Cách nuôi cá cờ trong bể thủy sinh đơn giản mà hiệu quả

Kỹ thuật nuôi Cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản (Cá Sặc Bướm)

Top 5 Lưu Ý Khi Nuôi Tắc Kè Hoa Cho Mọi Người

8 kỹ thuật nuôi cá vàng 3 đuôi sống lâu sống khỏe

Tìm hiểu tập tính và giá cả mua bán Cá Chuột Panda

Giới thiệu phương pháp nuôi dưỡng nhện G.rose Tarantula

Hanoi.pet Thú nhận

  • All
  • Chăm sóc chó

Cách nuôi chó Alaska và những bệnh thường gặp nhất

Những kiến thức cơ bản khi nuôi Trăn cộc

Hướng dẫn chăm sóc từ A đến Z khi nuôi Cự Đà Tê Giác

Phải làm gì khi chó bị viêm khớp, đau khớp, đau chân?

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chuột Hamster Bị Ốm Tại Nhà

Vòng Đời Của Chuột Hamster Và Các Câu Chuyện Thú Vị

Giống chó Pembroke Welsh Corgi: chân siêu ngắn

Cách lựa chọn thức ăn viên cho Rùa đủ dinh dưỡng nhất

Cách chữa bệnh khi Rùa bỏ ăn và không chịu ăn

Top 10 Loài Cá Chép Không Phải Ai Cũng Biết

Chó đực có nên thiến không? Lợi và hại là gì?

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của giống mèo Tabby

Top 14 Loại Cá Molly ĐẸP LẠ Dễ Nuôi Nhất

Hướng dẫn cách nuôi Ếch Pacman khỏe mạnh

Điều trị đau mắt ở chó và cách phòng tránh

Hanoi.pet Thú vị

  • All
  • Chăm sóc mèo
  • Giống thú cưng nhỏ

Mèo Chinchilla đáng yêu – thiên thần của người Anh

Tại sao chó bới đất, đào đất?

Hãy trả lời những câu hỏi này trước khi nhận nuôi thú cưng  ?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Trả lời câu hỏi: chim Vành Khuyên ăn gì để hót hay?

7 bước dạy chó biết tên của mình cực nhanh

Tại sao con người không thể ăn thức ăn của vật nuôi?

Top 10 Giống Chó Săn Bắt Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Có nên nuôi thú cưng hay không khi nhà có trẻ con?

Bệnh viêm da ở chó có nguy hiểm không

Cho chim Vàng Anh ăn gì để khỏe mạnh và hót hay?

5 mẫu chuồng nuôi chó cảnh thông dụng nhất hiện nay

7 điều cần biết về thức ăn cho Poodle khi nuôi

Danh sách các thuốc tẩy giun cho chó con an toàn

06 Mẹo Giúp Chống Trộm Chó Một Cách Hiệu Quả

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Trao đổi và mua hàng
  • Vận chuyển và giao hàng
  • Đổi trả hàng hóa
  • Điều khoản thanh toán
Menu
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Trao đổi và mua hàng
  • Vận chuyển và giao hàng
  • Đổi trả hàng hóa
  • Điều khoản thanh toán

www.Hanoi.pet
Với những ai yêu động vật, bài viết này là dành cho bạn, website này là dành cho bạn.
Thực ra, tất cả chúng ta đều yêu động vật, chỉ là ở một cách nào đó mà thôi.

© 2015  – 2022. Hanoi.pet

Thiết kế website và SEO, Mạng xã hội bởi www.SoHoa.app

Danh mục thông tin
  • Bò sát
  • Cá cảnh
  • Các bệnh thú cưng
  • Cây cảnh
  • Cây thủy sinh
  • Chăm sóc chó
  • Chăm sóc mèo
  • Chăm sóc thú cưng
  • Chim cảnh
  • Chó cảnh
  • Chuột cảnh
  • Giống thú cưng nhỏ
  • Mèo cảnh
  • Nhím cảnh
  • Rùa cảnh
  • Sóc cảnh
  • Tạp chí thú cưng
  • Thỏ cảnh
  • Thú cảnh khác
  • Thủy sinh
No Result
View All Result
  • Tạp chí thú cưng
  • Chăm sóc thú cưng
  • Hình ảnh đẹp tuyệt
  • Video cực hay
  • Cửa hàng
    • Thú cưng
    • Phụ kiện

© 2021 Hanoi.pet - Thiết kế website và SEO bởi SoHoa.App.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your userHọ và Tên or email address to reset your password.

Log In