Rắn hổ mang bành nói riêng hay các loài rắn hổ mang khác nói chung đều rất độc và nguy hiểm đối với con người. Tuy nhiên, chúng thường mang lại giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao.
1/Đặc điểm ngoại hình rắn hổ mang bành
Rắn hổ mang bành có tên khoa học là Naja Atra thuộc họ Elapidae. Loài bò sát này có khả năng phun nọc độc, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của con người. Trên thực tế, loài động vật này khá sợ người, nhưng nó sẽ quay ngược lại tấn công nếu thấy bị đe dọa.
Cách tốt nhất khi bạn nhìn thấy chúng là hãy làm “lơ” và lặng lẽ lùi đi thật xa, trách gây kích động.
Nếu không quan sát kỹ, bạn sẽ dễ bị nhầm hổ mang bành với những loài khác. Tuy nhiên, so với những họ hàng cùng loài, chúng có kích thước khá nhỏ.
- Chiều dài trung bình 1,2 – 1,7 km, trọng lượng tối đa khoảng 6kg.
- Thân mình màu đen, hơi óng ánh. Bụng màu trắng đục hoặc ngọc trai sáng (tùy thuộc vào đặc điểm thổ nhưỡng vùng đất chúng sinh sống).
- Phần đầu có khả năng bành rộng, hơi giống hình tam giác.
- Mắt màu vàng, lốm đốm xanh đen, đồng tử tròn và đen láy.
- Lỗ mũi to, có thể thấy rõ nếu nhìn trực diện.
- Phần mang có 23-29 hàng vảy. Vảy bụng từ 160-180. Vảy đuôi từ 35-50. Con cái có số lượng vảy thấp hơn.
- Đặc điểm phân biệt với loài khác: Trên đầu, giữa phần mang bành có hình vòm hướng xuống đuôi, màu trắng và kéo dài sang hai bên cạnh (trông giống vòng cổ).
Xương ở phần đầu được cấu tạo đặc biệt, có thể dài ra, kéo theo sự giãn nở của da. Chính vì vậy, chúng ta sẽ nhìn thấy đầu chúng bành rộng ra khi bị đe dọa.
2/ Rắn hổ mang bành sống ở đâu?
Loài bò sát này có khả năng thích nghi cực tốt nên chúng có thể sống ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, chúng không chọn những nơi âm u, tăm tối hay có nhiều tán lá rộng để sinh sôi và phát triển.
Thay vào đó, bạn có thể bắt gặp hổ mang bành tại đồng cỏ, rừng ngập mặn, ven khu dân cư,… thậm chí là các khe đá, bãi sông.
Trong tự nhiên, chúng phân bố tập trung tại phía Đông Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, Lào, Đài Loan. Chúng còn được tìm thấy ở những dãy núi đá có độ cao hơn 2000 mét so với mực nước biển.
➤➤➤ ĐỌC THÊM VỀ: Rắn Cạp Nong
3/ Cách nuôi rắn hổ mang bành
Thịt rắn chứa rất nhiều protein có lợi cho con người. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để làm các bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp, suy giảm thần kinh, tiêu độc,… Vì vậy, ngày càng có nhiều người dân nuôi rắn để làm kinh tế. Vậy “chăm sóc” hổ mang bành có dễ không?
Chọn giống
Cách chọn giống để nuôi cũng tương tự như các loài vật khác. Tiêu chí đặt lên hàng đầu luôn là sức khỏe, tiếp đến là nguồn gốc và khả năng sinh sản.
Nên chọn những con rắn có kích thước đạt chuẩn so với tuổi, siêng bắt mồi, năng động,…
Thêm vào đó, cần nhìn và sờ lớp da bên ngoài xem có bóng đẹp, chắc khỏe hay không. Tốt nhất, nên chọn những con có xuất xứ rõ ràng và phần thân không bị trầy xước.
Sinh sản
Trong tự nhiên, mùa giao phối của rắn thường từ tháng 3 – tháng 5. Sau đó, chúng sẽ đẻ trứng từ tháng 5 – tháng 7, mỗi lần để từ 6-23 trứng.
Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, thời điểm này có thể tới muộn hơn. Con cái đến kỳ động dục sẽ hay bò khắp chuồng để tìm chỗ chui ra ngoài. Trên người chúng cũng tiết ra mùi hương đặc trưng để dẫn dụ con đực.
Lúc này, người nuôi chỉ cần tạo điều kiện cho đực và cái gặp nhau là chúng có thể tiến hành giao phối.
Nếu như ngoài tự nhiên, một con đực đôi khi phải tranh giành nhau “sứt đầu mẻ trán” mới có thể “hạnh phúc” với con cái.
Thức ăn
Rắn thường ăn các con vật như chuột, ếch, nhái, sâu bọ, côn trùng,… Tùy vào độ tuổi, khẩu phần ăn của chúng sẽ khác nhau:
- Dưới 6 tháng tuổi: Mỗi tháng, chúng ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể, chia là 7-10 lần, 3-4 ngày cho ăn 1 lần.
- 6 tháng – 1 năm tuổi: Trong 1 tháng, chúng ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể, chia làm 5-6 lần.
- Lớn hơn 1 tuổi: Ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể/ tháng và chia làm 2-4 lần cho ăn.
Lưu ý:
- Rắn thường không ăn khi lột xác, sau khi kết thúc quá trình chúng sẽ ăn bù. Vì vậy, cần điều chỉnh khẩu phần phù hợp trong thời gian này.
- Do bản năng săn mồi, rắn không ăn những con vật đã chết hoặc không động đậy. Người nuôi có thể buộc con mồi vào gậy rồi đung đưa cho chúng ngoạm lấy.
- Cung cấp đủ nước để rắn có thể uống và dùng để tắm.
Chuồng nuôi
Được đặt ở vị trí ổn định về mặt nhiệt độ. Mùa hè phải đảm bảo sự mát mẻ và mùa đông thì phải ấm áp, vì rắn là loài động vật biến nhiệt.
- Hộ nuôi phải xây chuồng thành từng ô vuông, mỗi con ở một ô. Trung bình 1 con/m2.
- Chuồng phải được làm khung bằng thép, sắt, bao phủ các mặt là lưới, lỗ nhỏ hơn đầu rắn để chúng không trườn ra bên ngoài. Tốt nhất là hãy làm chốt thật cẩn thận, đề phòng nguy hiểm.
- Kích thước chuồng nuôi có thể tùy thuộc vào kích thước con vật. Tuy nhiên, tối thiểu độ sâu cần 28cm, rộng từ 35-50cm và dài khoảng 55-65cm.
- Phủ trên nền một lớp cát khô, đảm bảo sạch sẽ. Chừa lại khoảng không để rắn thải chất cặn bã.
Thông thường, hộ nuôi chỉ chăm sóc rắn đến khoảng 5-6 tháng tuổi hoặc đạt trọng lượng 1,2-1,4 kg là sẽ đem bán, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Phòng bệnh
Rắn không chỉ thích nghi tốt mà còn có sức đề kháng trước bệnh dịch cực mạnh mẽ. Chính vì vậy, nuôi rắn không cần tốn nhiều chi phí cho thuốc men. Tuy nhiên, để đảm bảo chúng có sức khỏe tốt, người nuôi cần lưu ý:
- Duy trì nhiệt độ môi trường sống ổn định cho rắn.
- Không nuôi, nhốt chung 1 chuồng (ngoại trừ thời kỳ giao phối).
- Vệ sinh chuồng nuôi, thay thế toàn bộ cát sạch mỗi khi “chào đón” lứa giống mới.
- Định kỳ phun thuốc khử trùng 3 tháng/ lần.
- Quan sát phân rắn xem có dấu hiệu nào về đường ruột không. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ nếu chúng biểu hiện sức khỏe suy yếu.
4/ Rắn hổ mang bành giá bao nhiêu tiền 1kg?
Thịt, mật, máu, da,… của rắn hổ mang bành đều có rất nhiều công dụng. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để ngâm rượu thuốc, chữa bệnh.
Cũng không ngạc nhiên khi mà bạn phải bỏ ra một mức chi phí lớn để mua loại thương phẩm đắt đỏ này.
Giá bán: 700.000 đồng/kg
5/ Địa chỉ bán rắn hổ mang bành chất lượng nhất
Để mua được rắn hổ mang bành chất lượng, trước hết bạn cần nhận biết được các đặc điểm của chúng để tránh nhầm với các loài khác.
Đến trực tiếp các trang trại rắn có thông tin đăng tải chính thức trên mạng, được cấp phép kinh doanh để quá trình mua bán được đảm bảo về mặt pháp lý.
Tùy vào mục đích mua rắn, bạn sẽ có các tiêu chí đánh giá khác nhau, nên hãy xem xét thật cẩn thận!
Rắn hổ mang bành tuy gây nguy hiểm cho con người nhưng lại không làm khó được những tay nghề săn bắt rắn lão luyện. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm gì thì đừng dại động tới loài vật này nhé!
Discussion about this post