Tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo, viết tắt là tiểu đường, là bệnh lý mãn tính liên quan đến sức khoẻ của mèo do thiếu hụt hormone insulin làm suy yếu khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Đây là một trong những bệnh nội tiết phổ biến nhất của mèo.
Có hai loại tiểu đường ở mèo. Tiểu đường loại I xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Đó có thể là kết quả của sự phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường ở mèo, với khoảng 50 đến 70% số mèo được chẩn đoán mắc loại bệnh này. Chữa trị tiểu đường ở mèo loại I sẽ cần tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể.
Tiểu đường ở mèo loại II liên quan đến việc mèo không có khả năng phản ứng lại với insulin, thường gây ra bởi tình trạng thừa cân hoặc chế độ ăn uống không cân bằng.
Khoảng 30% số mèo được chẩn đoán mắc tiểu đường loại II. Loại tiểu đường này được điều trị bằng quản lý chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và uống thuốc.
Tiểu đường loại 2 là thể bệnh nguy hiểm và cần điều trị kịp thời ở mèo.
Xấp xỉ 20% số mèo được chẩn đoán mắc tiểu đường “tạm thời”. Có nghĩa là sau khi được chẩn đoán và điều trị, chúng sẽ khỏi trong vài tháng hoặc năm.
Tiểu đường xảy ra ở những con mèo trung niên tới mèo già, ở cả hai giới tính; tuy nhiên, mèo đực có nguy cơ mắc cao hơn.
Tiểu đường cũng có thể xảy ra ở những con mèo dưới một tuổi, gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên. Tóm lại, mọi độ tuổi và mọi giống mèo đều có nguy cơ bị tiểu đường.
Tiểu đường ở mèo gây ra bởi lượng đường trong máu cao hoặc lượng đường cung cấp tới các mô không đủ hoặc thay đổi trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Các yếu tố gây ra tiểu đường ở mèo có thể bao gồm béo phì, viêm tuỵ tái phát, bệnh Cushing hoặc do những loại thuốc kháng insulin như glucocorticoid và progestogen.
Tiểu đường nguy hiểm vì bệnh sẽ phá các nội tạng của mèo.
Cần đặc biệt chú ý nếu mèo biểu hiện những triệu chứng sau:
- Khát nhiều hơn
- Tiểu nhiều hơn
- Sụt cân mặc dù chế độ ăn uống không có gì bất thường
- Thờ ơ
- Tình trạng cơ thể kém
- Yếu ớt – đặc biệt ở chân sau và có thể ảnh hưởng tới tư thế đứng
Thông tin chuyên sâu về tiểu đường ở mèo
Triệu chứng nổi bật nhất của tiểu đường/đái tháo đường ở mèo là khát nước dữ dội và tiểu nhiều (đa niệu) hoặc mèo bị sụt cân dù không có bất thường trong chế độ ăn uống. Có những loại bệnh khác cũng có biểu hiện các triệu chứng trên như:
- Suy thận làm mèo không thể cô đặc nước tiểu. Xem thêm: Cẩm nang thông tin về suy thận ở mèo
- Rối loạn hormone, bao gồm thừa hoặc thiếu steroid (cường giáp hoặc suy giáp), thiếu hụt hormone lợi tiểu (đái tháo nhạt hoặc tiểu nhiều) và thừa hormon tuyến giáp.
- Suy gan và những loại ung thư khác khiến thận không thể cô đặc nước tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm tăng tần suất đi tiểu và tiểu không kiểm soát, đôi khi tiểu bừa bãi. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi kèm với tiểu đường vì vi khuẩn sống tốt trong nước tiểu loãng và có đường.
- Sụt cân dù không có bất thường trong chế độ ăn uống, do đó mèo có thể mắc bệnh đường ruột, suy giảm men tiêu hóa, bệnh thận, thừa hormon tuyến giáp hoặc ung thư.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh tiểu đường ở mèo.
Các biến chứng hoặc các bệnh, mèo đồng thời mắc phải cùng với tiểu đường có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu loãng và chứa đường
- Nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể, kể cả nướu
- Nhiễm axit (pH máu thấp) do sản xuất ketone khi cơ thể cố gắng cung cấp năng lượng cho các mô khi không chuyển hoá tốt glucose. Ketone được hình thành từ các axit béo khi cơ thể tin rằng nó đang đói.
- Ketoacidosis tiểu đường, dạng tiểu đường nghiêm trọng nhất dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng về hóa chất trong máu, bao gồm sự mất cân bằng trong các hóa chất như chất điện giải.
- Đục thủy tinh thể do sự tích tụ bất thường của đường trong mắt. Điều trị tiểu đường sẽ không làm mắt khỏi lại mà phải phẫu thuật mắt.
- Viêm tụy có thể xảy ra trong cùng một cơ quan sản xuất insulin. Thỉnh thoảng những đợt viêm tụy nặng lặp đi lặp lại có thể làm hỏng cơ quan và gây ra tiểu đường nhưng viêm tụy cũng có thể xảy ra ở những động vật đã bị tiểu đường.
- Viêm tụy có thể dao động từ đau bụng nhẹ đến các loại rối loạn đe dọa tính mạng, và chứng chán ăn là dấu hiệu lâm sàng phổ biến nhất của viêm tuỵ.
- Cường giáp là sự dư thừa hormone steroid có thể đi kèm và làm biến chứng tiểu đường ở mèo già. Cường giáp không phải do tiểu đường gây ra, nhưng nếu không được điều trị nó sẽ càng làm việc loại bỏ tiểu đường khó khăn hơn. Bệnh này rất hiếm gặp ở mèo.
🆗 Cách nuôi mèo thành công cho người mới
Cách chẩn đoán tiểu đường ở mèo
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ở mèo cần được thực hiện để xác định nguyên nhân cơ bản làm tăng đường huyết và đưa ra khuyến nghị điều trị. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:
- Bệnh sử hoàn chỉnh và khám sức khỏe kỹ lưỡng
- Phân tích nước tiểu để kiểm tra lượng glucose và phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó tìm ra bệnh tiểu đường ở mèo
- Phân tích sinh hóa huyết thanh để xác định nồng độ glucose và những nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng tương tự
- Biểu đồ công thức máu hoàn chỉnh
- Những xét nghiệm khác như siêu âm bụng hoặc chụp X-quang bụng nếu có biến chứng hoặc để phát hiện các loại bệnh mèo đang mắc phải ví dụ như viêm tuỵ.
Xét nghiệm insulin rất quan trọng để tìm ra bệnh tiểu đường.
Ngoài những xét nghiệm chẩn đoán đề cập ở trên, các xét nghiệm bổ sung để tìm ra bệnh tiểu đường ở mèo, có thể bao gồm:
- Xét nghiệm HbA1c, hay còn gọi là xét nghiệm đường trong hồng cầu, được thực hiện bằng cách gửi máu tới phòng thí nghiệm đặc biệt. Xét nghiệm này cho bác sĩ biết nồng độ đường huyết trong một khoảng thời gian nhất định (chứ không phải nồng độ đường huyết ngay tại thời điểm làm xét nghiệm).
- Xét nghiệm Fructosamine: Fructosamine là một chất được sản xuất bằng cách glycosyl hóa các protein trong máu bằng glucose. Đo mức fructosamine sau 3 đến 6 tháng khi mèo đã kiểm soát được bệnh tiểu đường.
- Nuôi cấy nước tiểu để xác nhận có nhiễm trùng bàng quang tiết niệu hay không, phát hiện loại vi khuẩn nào gây ra nhiễm trùng và gợi ý cho bác sĩ thú y loại kháng sinh hiệu quả trong điều trị tiểu đường ở mèo.
- Công thức máu toàn bộ (CBC) có thể phát hiện ra bệnh thiếu máu (quá ít tế bào hồng cầu mang oxy), số lượng tiểu cầu bất thường (quá ít hoặc quá nhiều tế bào đông máu) và số lượng bạch cầu bất thường (quá ít hoặc quá nhiều tế bào chống nhiễm trùng). Nhiễm trùng là một biến chứng phổ biến của tiểu đường.
Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp mèo có cuộc sống tốt hơn.
- Chụp X-quang bụng có thể được thực hiện để phát hiện những thay đổi về kích thước của các cơ quan như gan hoặc khối u bụng. Mèo có thể mắc bệnh thận, bệnh đường ruột, bệnh tuyến thượng thận hoặc có khối u bụng và những bệnh đó có dấu hiệu rất giống với tiểu đường.
- Siêu âm ổ bụng. Loại siêu âm này sử dụng sóng âm thanh để kiểm tra khoang bụng bằng cách cạo một phần lông sau đó đưa một đầu dò lên trên bụng (đây là xét nghiệm tương tự như siêu âm). Xét nghiệm này có thể phát hiện nhiều điều tương tự như chụp X-quang bụng, nhưng kiểm tra chi tiết hơn vì nó cho thấy hình ảnh chính xác của các cơ quan chứ không chỉ là bóng như siêu âm bình thường.
- Các xét nghiệm nội tiết cụ thể bao gồm xét nghiệm kích thích ACTH, xét nghiệm ức chế dexamethasone liều thấp và/hoặc liều cao, tỷ lệ cortisol /creatinin trong nước tiểu có thể được thực hiện nếu nghi ngờ tăng huyết áp (phần lớn ở mèo già).
Cách điều trị tiểu đường ở mèo
Tiêm insulin là phương pháp điều trị phổ biến nhất trong điều trị tiểu đường ở mèo, vì insulin không dễ bảo quản. Mèo sẽ cần tiêm một hoặc hai lần mỗi ngày để bổ sung lượng insulin.
Tiểu đường loại I phá huỷ các tế bào sản xuất insulin nên phải bổ sung insulin trong cả quãng đời còn lại của mèo.
Mặt khác, tiểu đường loại II chỉ làm các mô kháng insulin và nó có thể được điều trị bằng cách quản lý cân nặng, thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc để hạ đường huyết.
Mèo bị tiểu đường nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, còn nếu có biến chứng nặng như nhiễm toan đái tháo đường thì ban đầu cần điều trị ổn định tại bệnh viện.
Tiêm insulin là cách phổ biến nhất để điều trị tiểu đường.
Insulin có ở nhiều nguồn và nhiều dạng khác nhau. Nguồn insulin phổ biến có sẵn là insulin tái tổ hợp, được sản xuất bởi vi khuẩn biến đổi gen để giống với insulin của con người. Insulin còn có trong tụy của lợn hoặc thịt bò qua chế biến.
Insulin có nhiều loại dựa trên thời gian hoạt động và đạt tác dụng tuyệt đối. Các loại insulin thường được kê đơn bao gồm insulin glargine (thương hiệu là Lantus), kẽm protamine (PZI), NPH humulin và Humulin U.
Các loại insulin này thường xuyên xuất hiện trên thị trường, phổ biến nhất là PZI và Humulin U. Có một loại insulin khác gọi là insulin thường, có tác dụng rất ngắn và thường dùng ở bệnh viện nơi có những ca tiểu đường phức tạp.
- Hầu hết các thuốc uống hạ đường huyết cho mèo chỉ hoạt động nếu tụy vẫn sản xuất insulin. Ban đầu có thể cho mèo uống thuốc, nhưng một thời gian sau thuốc có thể kháng nên tiêm insulin vẫn đảm bảo hơn.
- Thay đổi chế độ ăn cũng giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường ở mèo. Quản lý cân nặng hợp lý có thể giúp hỗ trợ kiểm soát tiểu đường. Nếu mèo quá béo thì sẽ khiến các mô kháng lại tác động của insulin, quá gầy thì không dự trữ được năng lượng.
- Duy trì cân nặng tối ưu có thể hỗ trợ mèo mắc cả tiểu đường loại I và loại II. Đối với bệnh tiểu đường Loại II, chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích đáng kể cho một số con mèo, thậm chí không cần dùng insulin mà chỉ cần duy trì chế độ ăn đó.
- Một chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột, thêm vào đó là giúp mèo vận động thường xuyên kết hợp cùng với chế độ ăn uống và hoạt động lý tưởng cho mèo sẽ giúp giảm khả năng tiểu đường ở mèo (hàm lượng tinh bột ít hơn 15% năng lượng chuyển hóa).
Chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho mèo.
- Mèo cái có thể phải cắt bỏ buồng trứng. Khi động vật tới kỳ động dục, nội tiết tố của chúng thay đổi dẫn tới sự thay đổi và chuyển hóa insulin và glucose.
- Nếu mèo có các biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, mèo có thể phải uống thêm thuốc ví dụ như steroid (như prednisone).
- Mèo bị biến chứng như nhiễm toan đái tháo đường sẽ cần điều trị tại bệnh viện với những liệu pháp như tiêm và uống insulin, truyền dịch, truyền dịch điện giải (hóa chất máu) và uống kháng sinh.
- Chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với những điều chỉnh trong việc điều trị. Ban đầu bác sĩ thú y sẽ tiêm cho mèo liều insulin thấp, nhưng sẽ tăng dần theo thời gian và điều chỉnh hợp lý để không bị quá liều.
- Mèo cũng phải đo đường huyết vài giờ một lần ở bệnh viện (vẽ biểu đồ đường đường huyết trong 24 giờ để theo dõi).
Cách phòng ngừa và chăm sóc tại nhà
Chăm sóc mèo bị tiểu đường tại nhà bao gồm sử dụng các loại thuốc được kê đơn. Nếu insulin được kê đơn uống hai lần mỗi ngày, hãy cố gắng cho mèo uống cách nhau 12 tiếng vào cùng thời gian mỗi ngày.
Bạn cũng nên làm việc với bác sĩ để vạch ra kế hoạch quản lý cân nặng và cho ăn. Cho mèo ăn vào thời gian cố định để giảm nguy cơ gây tiểu đường ở mèo.
Quan sát việc uống nước và vệ sinh của mèo. Nếu mèo vẫn khát và tiểu nhiều, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh liều insulin. Quá liều insulin sẽ làm cho mèo bị hạ đường huyết, mất phương hướng, yếu ớt hoặc động kinh. Trong trường hợp khác, hãy liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Việc điều trị bằng Insulin cần phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y.
Mặc dù không có phương pháp triệt để ngăn ngừa tiểu đường ở mèo loại I, quản lý cân nặng có thể làm giảm khả năng phát triển của tiểu đường ở mèo loại II.
Cũng như con người, tiểu đường ở mèo là căn bệnh nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và kiểm soát lượng đường trong máu của mèo kịp thời. Mèo bị tiểu đường cần phải được quan tâm, chăm sóc cẩn thận; đặc biệt là chế độ dinh dưỡng.
Vì thế, là một người nuôi mèo thông minh, hãy luôn cập nhật những kiến thức hữu ích về thức ăn và dinh dưỡng để giúp mèo chống lại căn bệnh quái ác này nhé. Chúc bạn thành công!
Bài viết này không thể thay thế được với việc chăm sóc thú y chuyên nghiệp. Khi thú cưng của bạn có các triệu chứng bệnh, cách tốt nhất là liên lạc trực tiếp với trạm thú y gần nhất.
Tuy nhiên, trong vài trường hợp bất khả kháng, bạn không thể đưa bé đến bác sĩ thú y. Xin hãy đọc kỹ bài viết để có được những thông tin hữu ích, nhằm giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho thú cưng.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN
Discussion about this post