Mèo bị tiểu đường là một căn bệnh ít thường nghe nói đến hay ít gặp. Tuy nhiên, đôi khi bạn có hay để ý đến sự thay đổi về tính cách hay hành vi của mèo nhà mình không?
Ví dụ như Mèo chỉ nằm ì trên ghế sofa ấm áp thay vì hoạt bát như trước kia hay uống nhiều nước tới mức đáng báo động?
Nếu như vậy, thú cưng yêu dấu của bạn có thể bị tiểu đường rồi. Theo thống kế, cứ 230 con mèo thì có 1 con mắc bệnh; tiểu đường cũng là bệnh phổ biến ở những con mèo có độ tuổi cao và có vấn đề về cân nặng hoặc chế độ ăn uống.
Đối với mèo bình thường, kiểm soát cân nặng là cách chính để ngăn chặn bệnh tiểu đường. Với nguồn thức ăn dồi dào và khó kiểm soát, nếu mèo của bạn bị béo phì thì nguy cơ tiểu đường cũng sẽ tăng cao.
Để kiểm soát cân nặng, ngoài việc thắt chặt khẩu phần ăn, người nuôi cần phải cho bé ăn các loại thức ăn khô cho mèo có khả năng giới hạn cân nặng, để giúp mèo có sức khỏe tốt và hạn chế nguy cơ bị tiểu đường.
Tổng hợp các loại tiểu đường ở mèo
Tiểu đường (đái tháo đường) bao gồm hai loại phổ biến là tiểu đường loại I và tiểu đường loại II. Cả hai đều có thể có nguyên nhân, triệu chứng và chế độ điều trị khác nhau.
- Tiểu đường loại I xảy ra do cơ thể sản xuất thiếu insulin, thường liên quan đến tổn thương tuyến tụy.
- Tiểu đường loại II liên quan đến việc mèo không có khả năng phản ứng lại với insulin, thường gây ra bởi tình trạng thừa cân hoặc chế độ ăn uống không cân bằng.
- Loại tiểu đường này phổ biến hơn ở những con mèo thừa cân và ít vận động.
Tiểu đường không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người, mà còn cả ở mèo.
Không giống như tiểu đường loại I, những chú mèo bị tiểu đường loại II không chỉ phải điều trị bằng tiêm insulin mà còn phải quản lý chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng khác.
Cũng có khả năng bệnh tiểu đường của mèo nhà bạn chỉ là nhất thời, có nghĩa là với các đợt tiêm insulin và sự thay đổi trong chế độ ăn, mèo có thể khỏi bệnh.
Nhưng tốt nhất chính là bạn nên cho bé mèo đi khám và làm các xét nghiệm lâm sàng để tìm ra được nguyên nhân gây ra tiểu đường.
Dấu hiệu sớm của mèo bị tiểu đường
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường ở mèo bao gồm:
- Tăng tần suất đi tiểu và tăng lượng nước tiểu trong khay vệ sinh
- Khát nước nhiều hơn và / hoặc thèm ăn
- Béo phì
- Tình trạng thể chất kém, bao gồm cả lông bết dính
- Chậm chạp
- Yếu ớt, đặc biệt là ở chân sau
- Sụt cân, mặc dù ăn uống vẫn bình thường hoặc thèm ăn hơn
Nếu mèo đi tiểu thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Chẩn đoán mèo bị tiểu đường như thế nào?
Khi bác sĩ thú y chẩn đoán bệnh cho mèo bị tiểu đường, họ có thể thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào được ghi dưới đây để xác định nguyên nhân cơ bản khiến thú cưng của bạn tăng đường huyết.
- Phân tích sinh hóa của máu và xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).
- Siêu âm ổ bụng nếu nghi ngờ viêm tụy.
- Phân tích sinh hóa huyết thanh để xác định nồng độ glucose trong máu và loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác liên quan đến các triệu chứng của thú cưng.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của glucose, xetone và dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Kiểm tra ketone trong nước tiểu và huyết thanh
- Lập các bảng điện phân nối tiếp theo dõi phản ứng của mèo để điều trị.
- Theo dõi cân nặng
Xét nghiệm glucose là xét nghiệm phổ biến nhất để kiểm tra lượng đường trong cơ thể mèo.
Cách lựa chọn phương pháp điều trị mèo bị tiểu đường
Các phương pháp điều trị sẽ đa dạng tùy vào triệu chứng, nhu cầu riêng của từng con mèo và kế hoạch điều trị cụ thể mà bác sĩ thú y vạch ra.
Hãy chắc chắn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị tại gia nào. Phải xác nhận chính xác rằng mèo có bị tiểu đường hay không và chú ý lời khuyên của bác sĩ về điều trị dược lý, tập thể dục và ăn kiêng.
Tiêm insulin và uống thuốc
Thông thường, mèo sẽ cần tiêm insulin hai lần mỗi ngày, dựa trên kích thước và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dùng kim tiêm để bơm insulin vào dưới da: bạn có thể thực hiện tại nhà khi và chỉ khi được bác sĩ thú y cho phép và mèo đã quen với quy trình này.
Bạn cũng có thể dùng thuốc uống hạ đường huyết nếu tuyến tụy của mèo vẫn không sản xuất được insulin, nhưng kém hiệu quả hơn so với việc tiêm.
Một trong những cách hỗ trợ giảm tiểu đường là tiêm insulin.
Quản lý cân nặng
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng (tốt nhất là giàu protein và ít tinh bột) và vận động thích hợp có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường loại II ở mèo.
Thực phẩm chuyên dụng cũng có thể giúp kiểm soát lượng calo hàng ngày cho thú cưng của bạn, thêm vào đó có thể xét nghiệm máu và nước tiểu để theo dõi tình trạng của chúng.
Hãy đảm bảo chắc chắn rằng mức đường huyết của mèo ở mức an toàn để tránh nhiễm toan đái tháo đường, nhưng chi phí khám bệnh và nhập viện có thể là vấn đề đáng quan ngại.
Cách duy nhất để cắt giảm chi phí khi điều trị bệnh là theo dõi tận nhà, liên lạc với bác sĩ thú y, chăm sóc phòng ngừa và bảo đảm mèo đang mắc bệnh tiểu đường được khỏe mạnh.
Hãy xem xét mua bảo hiểm cho thú cưng vì khám bệnh hằng tháng (có bảo hiểm) có thể giúp bạn tiết kiệm hàng triệu đồng và đỡ đần thêm chi phí nếu bệnh tiểu đường kéo dài.
Đối với mèo tiểu đường, kiểm soát cân nặng là điều cực kì quan trọng.
Lời khuyên của bác sĩ Hoa Kỳ khi chăm sóc mèo bị tiểu đường
- Tại phòng khám của bác sĩ thú y, hãy tập tiêm insulin với các y sĩ trước khi tự tiêm tại nhà. Họ là những chuyên gia và có thể chỉ cho bạn cách đúng đắn sử dụng những mũi tiêm.
- Kiểm tra kỹ kích thước ống tiêm insulin và loại insulin trước khi dùng, đặc biệt nếu gần đây bạn đã thay đổi loại insulin. Không phải tất cả các loại insulin sử dụng cùng một kích cỡ ống tiêm.
- Theo dõi nước tiểu mèo trong khay vệ sinh với keto diastix (có thể lấy đơn thuốc từ bác sĩ thú y). Điều này sẽ giúp bạn đánh giá mức độ đường huyết hằng ngày của mèo. Hỏi bác sĩ thú y của bạn khi nào cần gọi họ dựa trên những số liệu này. Chú ý ketone! Liên lạc với bác sĩ nếu bạn phát hiện ketone trong nước tiểu của mèo.
- Viết nhật ký hoặc ghi chú để kiểm tra tình trạng bệnh. Mỗi ngày, hãy ghi vào lượng thức ăn và insulin mèo tiêu thụ. Điều này cũng sẽ ngăn ngừa việc tiêu thụ insulin gấp đôi nếu thành viên trong gia đình cũng đang dùng insulin cho mèo.
- Cố gắng cho mèo uống insulin không lệch quá thời gian cố định một tiếng đồng hồ. Ví dụ, nếu bạn đang cho mèo uống insulin lúc 7.30 sáng và 7.30 tối, bạn có thể điều chỉnh một chút là cho uống lúc 6.30 sáng và 8.30 tối.
- Theo dõi cân nặng mèo ở nhà! Cách tốt nhất để làm điều này là bạn ôm mèo rồi đứng lên cân, sau đó trừ đi trọng lượng của chính bạn. Bởi vì rất khó để có thể cân mèo theo cách bình thường! Hãy ghi lại điều này trong nhật ký bệnh tiểu đường của mèo.
- Phải kiên nhẫn! Có thể mất vài tháng bạn và bác sĩ thú y mới ổn định được loại insulin có tác dụng với mèo.
Mèo bị tiểu đường là chứng bệnh cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu bạn có một chú mèo có các dấu hiệu trên, hãy đưa bé đến trung tâm thú y để được khám kĩ càng nhé.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN
Discussion about this post