Rận tai ở mèo là một căn bệnh rất phổ biến với những chú mèo nuôi trong nhà, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng. Nếu bạn thấy mèo nhà mình gãi tai và lắc đầu, rất có thể tai chúng đang bị rận ký sinh.
Mèo hay vận động rất dễ mắc phải những loại ký sinh trùng này và tình trạng này cũng rất dễ lây lan từ mèo sang mèo (mặc dù không ảnh hưởng tới con người).
Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng của mèo nhưng rận tai có thể làm mèo thấy vô cùng khó chịu. Rận tai có thể làm tắc nghẽn ống tai động vật và khiến thú cưng của bạn gãi nhiều tới mức làm vỡ mạch máu trong tai.
Rận tai ở mèo là gì?
Rận tai là những ký sinh trùng nhỏ bé sống chủ yếu trong tai động vật. Thú cưng rất dễ mắc rận tai và tai chúng có thể bị ngứa và kích ứng nghiêm trọng. Loài rận tai phổ biến thường là “otodectes cynotis” – hay còn gọi là ghẻ tai hoặc ve tai.
Rận tai ở mèo sống chủ yếu trong ống tai, nơi chúng ăn những mảnh vụn được tiết ra từ dịch của tai. Chúng làm viêm nhiễm tai và thậm chí còn làm mèo bị nhiễm trùng tai thứ cấp. Khi rận đẻ trứng trong tai mèo, trứng sẽ nở sau ba tuần và phát triển thành những con rận trưởng thành,
Tuy chúng ta thường thấy rận tai ký sinh ở tai mèo nhưng chúng cũng có thể trú ngụ ở xung quanh cơ thể, làm da mèo ngứa và đau không kém gì tai của chúng.
Xem thêm:
Triệu chứng của bệnh rận tai ở mèo
Những dấu hiệu của chứng rận tai xuất hiện khá rõ ràng khi bạn để ý tới hành vi và cơ thể của mèo. Tuy nhiên, rận quá nhỏ nên không thể nhìn bằng mắt thường được. Các dấu hiệu cho thấy mèo bị rận tai bao gồm:
- Lắc đầu
- Gãi tai
- Ráy tai sẫm màu hoặc rỉ ra từ tai (trông hôi giống bã cà phê)
- Gãi những bộ phận khác trên cơ thể quá nhiều nên những phần đó bị xước xát
Rận tai khiến mèo luôn trong tình trạng ngứa và khó chịu.
Rận tai lây lan thế nào?
Mèo thường bị lây bệnh rận tai do tiếp xúc trực tiếp với những động vật khác mắc phải tình trạng này – đặc biệt là những loài vật còn nhỏ.
Chẩn đoán bệnh rận tai
Chẩn đoán rận tai cho mèo bằng cách kiểm tra xem có rận trong mẫu dịch tai của mèo khi soi dưới kính hiển vi hay không. Đôi khi những con rận chỉ là những đốm nhỏ màu trắng di chuyển xung quanh tai (khi dùng kính hiển vi phóng đại lên).
Cần xác định xem mèo có bị rận tai hay không để phân biệt tình trạng này với các bệnh nhiễm trùng tai khác. Vì vậy, bạn đừng cố chẩn đoán bệnh cho mèo tại nhà. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi bắt đầu bất kỳ quá trình điều trị rận tai nào cho mèo.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh rận tai là tai mèo lúc nào cũng trong tình trạng đóng bẩn.
Điều trị và phòng ngừa rận tai ở mèo
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng rận tai cho mèo. Bác sĩ thú y sẽ khuyến nghị một phác đồ điều trị cho thú cưng của bạn. Thuốc không kê đơn thường ít hiệu quả hơn hoặc cần thời gian điều trị lâu hơn so với thuốc do bác sĩ thú y kê theo toa. Trên thực tế, có những loại thuốc tuy mới nhưng sử dụng một lần duy nhất đã cho thấy hiệu quả.
Đầu tiên, hãy vệ sinh kỹ tai mèo để sạch dịch tiết, giết chết một số con rận và quan trọng là giảm thiểu sự kích thích khi điều trị cho tai. Bước này có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều cách:
Điều trị bằng thuốc dùng một lần cho tai. Bạn có thể dùng phương pháp điều trị một lần trên da của mèo, đồng thời kiểm soát ký sinh trùng hàng tháng cho chúng; một liều duy nhất có thể kiểm soát chứng nhiễm trùng tai nhưng bạn có thể cân nhắc dùng những loại thuốc này hàng tháng để ngăn ngừa rận tai tái nhiễm và kiểm soát các yếu tố gây hại khác.
Bác sĩ thú y cũng có thể khuyến nghị điều trị chứng rận tai cho mèo bằng việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc đặc trị. Mèo có thể được tiêm ivermectin – đây là một loại thuốc ngoài hướng dẫn dùng để điều trị rận tai.
Thường xuyên vệ sinh tai mèo sẽ giúp ngăn ngừa bệnh rận tai.
Điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc mà bác sĩ thú y đã kê để có thể điều trị thành công chứng rận tai cho mèo (thường là bạn cần cho mèo điều trị hai lần bằng phương pháp điều trị thường xuyên trong một tuần hoặc hơn).
Mặc dù tốn nhiều thời gian hơn mới có tác dụng, một số loại thuốc có thể làm dịu triệu chứng viêm và điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men thứ cấp gây ra cho tai mèo.
Tất cả vật nuôi trong nhà nên được điều trị rận tai cùng một lúc, ngay cả khi chúng không có triệu chứng của bệnh.
Bệnh rận tai của mèo đối với con người
Rận tai không tồn tại lâu trên cơ thể người nên chúng không gây ra những hậu quả nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tuy hiếm nhưng vẫn xảy ra những trường hợp rận tai của mèo xuất hiện trên cánh tay hoặc chân của con người và làm cơ thể phát ban nhẹ.
Rận tai ở mèo không phải một bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm tới tính mạng thú cưng nhưng những con ký sinh trùng này sẽ giày vò cuộc sống của thú cưng liên tục. Vì vậy, hãy kịp thời phát hiện và điều trị rận tai sớm cho mèo nhà bạn để chúng có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop 7cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN
Discussion about this post